Chúng ta có thể tưởng tượng một đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào nếu được sinh ra bởi một người mẹ trong độ tuổi vị thành niên trong khi ở lứa tuổi đó chúng ta vẫn coi đó chỉ là một đứa trẻ.
Tất cả chúng ta đều hiểu việc đó mang đến những hậu quả không ngờ và điều đó đã đánh giá được trẻ em hiện nay đang bị thiếu hụt nghiêm trọng về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục ra sao. Và với trách nhiệm của người làm cha mẹ thì cha mẹ nghĩ mình cần làm gì?
Đọc thêm:
- Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không?
- Các thuốc điều trị dậy thì sớm
Khi phỏng vấn cha mẹ có con trong độ tuổi từ 0-15, có đến 70% các bậc cha mẹ cho rằng con còn quá nhỏ hay quá khó để nói với con về vấn đề nhạy cảm như thế này.
Nếu cha mẹ không trang bị cho con đầy đủ kiến thức con sẽ không thể nhận ra được mối nguy hiểm lúc nào cũng có thể xảy ra với chúng và những điều không mong muốn sẽ rất dễ xảy ra với chính con của chúng ta.
Để giúp con tự tin về kiến thức cũng như ứng xử một cách đúng đắn, tránh bị xâm hại tình dục, cha mẹ hãy làm ngay 5 điều này:
Với trẻ từ 2-8 tuổi đây là độ tuổi con còn chưa có nhiều sự hiểu biết nên cha mẹ cần dạy con các bộ phận trên cơ thể - các vùng kín bằng các tên riêng cho các bộ phận trên cơ thể từ thực tế và gọi chúng bằng những tên đơn giản, dễ nhớ. Hãy nói với con rằng những phần riêng tư con không phải cho người khác xem. Và những ai có quyền được chạm, nhìn thấy chúng khỏa thân.
Khi con 8-15 tuổi, con đã có những hiểu biết cụ thể thì cha mẹ hãy cung cấp cho con đầy đủ, chi tiết từng tên gọi, ý nghĩa của tất cả các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt nói rõ cho con về cơ quan - bộ phận sinh dục của nam và nữ để giúp con phát hiện và nói được những điều gì đó không phù hợp xảy ra.
Bên cạnh đó, ở mỗi độ tuổi cha mẹ đều có thể lựa chọn cho con những cuốn sách, cuốn truyện về giáo dục giới tính. Với những trẻ lớn các con sẽ có những tò mò và mong muốn được khám phá, chính vì vậy cha mẹ cần giải thích chi tiết để các con hiểu.
Cha mẹ nên dạy cho con về khái niệm ranh giới cá nhân: đâu là vùng an toàn, đâu là vùng có nguy cơ và cuối cùng đâu là vùng cảnh báo nguy hiểm khi người khác chạm vào.
Từ đó giúp trẻ nhận ra quyền của mình trong việc xác định và bảo vệ ranh giới cá nhân, những hành vi đúng mực với cơ thể mình và người khác. Đâu là những hành động của người khác mà con có thể chấp nhận, đâu là những hành động của người khác trẻ nên từ chối và tránh né.
Cha mẹ hãy trò chuyện với con về những tình huống diễn ra trong cuộc sống về tình yêu hay các câu chuyện về xâm hại tình dục thường xảy ra để con đưa ra những cách nhìn của mình, đánh giá và giúp con nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm.
Ngoài ra, qua các tình huống đó chúng ta sẽ giúp con biết cách phản ứng với tình huống không an toàn bao gồm những việc la hét khi có người đụng chạm, tránh xa và tìm nơi an toàn, tìm người giúp đỡ và báo cho người lớn đáng tin cậy.
Cha mẹ hãy tạo cho con sự tự tin và khả năng tự bảo vệ mình bằng cách cho con tham gia các lớp học tự vệ, lớp học kỹ năng sống hay các cộng đồng về bảo vệ quyền trẻ em - ngăn chặn bạo lực, tình dục với trẻ em.
Cha mẹ rất hay bỏ qua điều này và hầu hết các vụ xâm hại tình dục thường xảy ra trong các môi trường quen thuộc xung quanh cuộc sống của con.
Cha mẹ hãy trò chuyện với con về những nơi và những người mà cho con cảm giác an toàn, không an toàn và cảm thấy nguy hiểm bằng cách: Thiết lập những hành vi cảm xúc; Vẽ vòng tròn an toàn với 3 vòng lần lượt: Người có thể tiếp xúc gần, người cần giữ khoảng cách, người con cho là nguy hiểm và điền tên.
Con luôn cảm thấy an toàn và muốn chia sẻ tất cả mọi cảm xúc vui - buồn - tức giận hay lo sợ với cha mẹ khi con cho rằng cha mẹ luôn tin tưởng và ủng hộ chúng. Điều này giúp con cảm thấy an toàn hơn khi chia sẻ những trải nghiệm và nỗi lo sợ của mình.
Và để xây dựng mối quan hệ thân thiết với con, cha mẹ hãy đóng vai trò như một người bạn, chia sẻ với con những câu chuyện về sở thích, gia đình, bạn bè với những lời động viên, thủ thỉ sự lắng nghe chân thành và truyền đạt rằng bạn luôn sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ thay vì những lời phán xét và chê bai.
Mối quan hệ được xây dựng bằng sự quan tâm liên tục vì vậy hãy duy trì trò chuyện, xây dựng tình cảm với con ít nhất một tuần một lần để thấy được những sự thay đổi nhỏ nhất.
Việc dạy con kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn và phát triển toàn diện cho con cái. Cha mẹ có trách nhiệm cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhận biết và đối mặt với nguy cơ xâm hại tình dục. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc này, cha mẹ có thể giúp con phát triển một cách tự tin, nhạy bén, có khả năng tự bảo vệ, tạo ra một môi trường an toàn và yêu thương cho sự phát triển của chúng.