5 đối tượng dễ mắc viêm khớp dạng thấp và lời khuyên trong việc phòng ngừa bệnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
5 đối tượng dễ mắc viêm khớp dạng thấp và lời khuyên trong việc phòng ngừa bệnh
Các biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở nữ nhiều hơn nam và thường bắt đầu từ lứa tuổi khá sớm.

Biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp dễ gặp nhất là đau và sưng ở các khớp. Sau một thời gian, phần bị sưng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Có những trường hợp khác, tình trạng viêm có thể dẫn tới các căn bệnh liên quan tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ báo hiệu về các bệnh xương khớp. các nghiên cứu khoa học chỉ ra bệnh thường đi kèm theo nhiều bệnh lý khác liên quan tới mọi bộ phận trong cơ thể. Nếu không kiểm soát tốt, người bệnh còn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hay nguy hiểm hơn là đột quỵ.

Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp nặng nhất vào buổi sáng với các cơn cứng khớp. Cơn cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài 1 – 2 tiếng. Trường hợp xấu nhất thì kéo dài cả ngày.

Một số dấu hiệu kèm theo của bệnh là mệt mỏi, ăn không ngon, sốt nhẹ, khô mắt, miệng và dưới da mọc các nốt cứng (thường ở bàn tay, khủyu tay).

Những ai dễ có biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp

1. Phụ nữ

Theo các nhà khoa học, viêm khớp bao gồm khoảng 100 viêm khớp khác nhau. Viêm khớp dạng thấp là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất.

Các thông kế khoa học đã chỉ ra rằng, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với đàn ông, tập trung vào độ tuổi từ 30 – 50. Cụ thể, cứ khoảng 100 người thì có 3 người mắc bệnh. Cứ 4 người mắc bệnh lại có 3 người là nữ.

Trong xã hội Việt Nam, phụ nữ phải gánh vác nhiều công việc khác nhau. Họ vừa phải đảm đương việc làm vừa phải gánh vác việc nhà nên sức khỏe thường chịu sự tác động lớn. Có người tăng cân đột ngột hoặc sinh con cũng có khả năng có biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Lối sống, tuổi tác, môi trường và cơ địa…cũng là nguyên nhân gây bệnh mà không nhiều người chú ý.

Khi bệnh đã tới giai đoạn nặng, phái yếu thường mất một thời gian dài mới có thể bình phục. Thậm chí, việc bệnh tình kéo dài rất lâu không có gì là lạ.

2. Người cao tuổi

Tương tự phụ nữ, tỉ lệ có biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp của người cao tuổi cũng rất cao. Ở độ tuổi cao, các bộ phận cơ thể đã bị thoái hóa. Các khớp xương sụt giảm lượng axit uric. Sụn bị bào mòn sau nhiều năm tháng hoạt động. Những đặc điểm này khiến người già rất dễ mắc bệnh.

3. Người nghiện thuốc lá

Thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe con người. Thói quen hút thuốc lá ảnh hưởng rất xấu tới mỗi người tiếp xúc, đặc biệt là phổi.

Ngoài ra, thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra các biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người nghiện thuốc lá rất dễ mắc viêm khớp dạng thấp nếu không ngừng sử dụng thuốc sớm.

4. Người phơi nhiễm các chất độc hại

Các chất độc hại trong môi trường cũng có thể khiến người tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp mắc bệnh). Các chất silica hay amiăng có thể đẩy mạnh khả năng xuất hiện biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp với những người tiếp xúc.

Trước đây, một nghiên cứu khoa học về sức khỏe đã được tiến hành với những người chịu ảnh hưởng của vụ khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới. Kết quả cho thấy các nhân viên cấp cứu tiếp xúc bụi từ vụ sụp đổ có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn rất cao, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp.

5. Người béo phì

Những người béo phì hoặc thừa cân (đặc biệt phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống) có nguy cơ gặp phải các biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn người bình thường.

Cân nặng quá khổ khiến cơ thể phải chịu đựng một khối lượng quá sức chịu đựng của mình. Tình trạng này diễn ra lâu dài khiến các khớp và sụn ngày càng yếu và không đủ sức chống đỡ.

Vậy nên, giữ cân nặng ở mức vừa phải là một hoạt động gìn giữ sức khỏe con người cần thiết. Nhiều chị em phụ nữ dù ở độ tuổi rất trẻ, vừa lấy chồng sinh con cũng mắc bệnh do không kiểm soát được cân nặng của mình.

6. Người bị ảnh hưởng di truyền

Dù chưa khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa di truyền và bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu trong gia đình có người đã mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của mọi người trong gia đình đó rất cao.

Để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, bạn nên:

Để chữa triệt để và loại bỏ biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ một chế độ sống nghiêm ngặt. Trong sinh hoạt hằng ngày, người già và phụ nữ cần hạn chế hoặc tránh mang vác vật nặng quá lâu hay cầm nắm quá chặt.

Tư thế nằm, đứng và ngồi đúng cách. Thay đổi tư thế thường xuyên, co duỗi các cơ khoảng 30 phút mỗi làn sẽ giúp cơ được giảm tải. Các cơn đau sẽ từ từ biến mất.

Hàng ngày, bạn nên rèn luyện thể dục thể thao đều đặn. Bắt đầu từ các hoạt động yêu thích như đi bộ, đi bơi, đạp xe đạp tới các hoạt động giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi mắc bệnh, các bài tập nhẹ nhàng vẫn nên duy trì để duy trì trạng thái cơ thể.

Với chế độ ăn uống, mọi người nên tăng cường rau xanh, hoa quả, trứng, thủy hải sản,…để bổ sung thêm vitamin C, omega 3, omega 6, canxi cũng như chất chống oxi hóa.

Đồng thời các thực phẩm như muối, bột mì, sữa, soda, cà phê, phô mai, sữa cũng nên hạn chế sử dụng. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều mỡ (đặc biệt là mỡ lợn) nên hạn chế dùng ít nhất có thể. Các thực phẩm chứa nhiều chất gây nghiện, gây kích thích cũng tuyệt đối không nên sử dụng.

Trong trường hợp phát hiện các biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cần nhanh chóng tới các trung tâm y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Nếu mình mắc bệnh thì mọi người nên nghiêm túc thực hiện quy trình chữa bệnh.

Qua bài viết này, hy vọng mọi người đã nắm được các thông tin về biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân, việc khám định kì cũng nên được đảm bảo.


Tác giả: Quang Anh