Bệnh bại liệt (polio) là một chứng bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng poliovirus lây theo đường phân-miệng. Khi nhiễm vào cơ thể, siêu vi trùng lan vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ và làm bại liệt.
Bệnh bại liệt có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau (được xếp vào nhóm bệnh nhiễm trùng) bao gồm:
- Thể không điển hình
- Thể không liệt
- Thể liệt
Bệnh bại liệt là một dạng bệnh nhẹ, hầu như không liên quan đến hệ thần kinh trung ương nhưng cũng là căn bệnh nguy hiểm không kém bệnh liệt. Tuy nhiên, bệnh bại liệt vẫn chưa được nhiều người quan tâm do cho rằng, căn bệnh này khó tìm đến mình.
Bệnh bại liệt ở thể nhẹ thường có những triệu chứng giống bệnh cúm, hoặc các bệnh thường gặp khác do virus như đau đầu, sốt, rát cổ họng, đôi lúc buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng này khiến người bệnh rất khó đề phòng do nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh nhẹ khác.
Những triệu chứng thường gặp nhất ở thể không liệt là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần. (Ảnh: Hello Bác sĩ)
Những triệu chứng phổ biến nhất của thể liệt là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể, có thể phục hổi từ 2-6 tháng nhờ điều trị và vật lý trị liệu.
Nếu bạn bất ngờ có những triệu chứng đề cập ở trên mà không rõ lý do thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Thực tế dựa trên kinh nghiệm của mỗi người mà việc tự chẩn đoán bệnh là việc có thể được thực hiện, tuy nhiên, nếu trong trường hợp hoang mang, không chắc chắn về triệu chứng mình đang mang trong người thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
Nhiều người chủ quan không đi khám do cho rằng những biểu hiện của bại liệt giống với cúm, ho, sốt thông thường… Điều này rất nguy hiểm, chúng có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn và mất kiểm soát.
Virus polio là nguyên nhân gây bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan khi tiếp xúc với nước và thức ăn đã bị nhiễm phân của người bệnh. Căn bệnh này thường xảy ra ở những khu vực bị ô nhiễm, có hệ thống thoát nước không tốt. Bệnh cũng có thể lây từ người sang người.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bại liệt. (Ảnh: WHO)
Rất nhiều điều kiện thuận lợi cho virus bại liệt gây bệnh, vì đây là căn bệnh truyền nhiễm nên mức độ lây lan của chúng có thể xảy đến rất nhanh. Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bại liệt, bao gồm:
- Bạn đi du lịch đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó;
- Bạn đang sống với người có mang virus bại liệt trong người;
- Bạn mắc bệnh suy giảm miễn dịch như là HIV/AIDS;
- Cắt amidan cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bại liệt
- Bị stress làm suy giảm khả năng miễn dịch
Không có thuốc nào có thể chữa được bại liệt. Ibuprofen hoặc những loại thuốc tương tự có thể giúp kiểm soát các cơn đau.
Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu và các thuốc điều trị chuyên biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu bạn có mắc bại liệt hay không từ các triệu chứng cứng cổ và lưng, khó khăn khi nuốt và thở, và có những phản xạ bất thường. Bác sĩ có thể lấy dịch ở tủy hoặc để chẩn đoán bại liệt, bác sĩ còn có thể yêu cầu kiểm tra các mẫu phân, dịch trong cổ họng để xem có virus hay không.
Chẩn đoán bệnh bại liệt như thế nào? (Ảnh: Internet)
- Chế độ sinh hoạt phù hợp
- Những thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn phòng tránh được bại liệt và nhiều bệnh khác. Hầu hết, bệnh tật sinh ra ngoài yếu tố di truyền thì thói quen hàng ngày cũng là một tác nhân vô cùng quan trọng.
- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, quang đãng, thường xuyên dọn dẹp những ổ nước đọng, sông suối, ao hồ, để ngăn ngừa virus từ nguồn nước tấn công cơ thể
- Nếu tiếp xúc với người bị bại liệt, hãy cố gắng hạn chế việc lây nhiễm một cách tối đa như: không ăn - uống chung, giao tiếp cần bịt khẩu trang để loại trừ khả năng virus lây truyền qua giao tiếp.
- Cẩn thận khi đi du lịch đến những nơi đang có ổ dịch
- Khi thấy những dấu hiệu như ho, sốt, cảm cúm, tay chân run...mà không có lý do, không đáp ứng với thuốc thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh để tăng cường sức đề kháng.