5 điều cần biết về bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai

5 điều cần biết về bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai
Bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về gan như suy giảm chức năng, viêm gan hay một số bệnh lý khác. Do giai đoạn mang thai là thời điểm nhạy cảm, sức đề kháng của mẹ bầu thường yếu đi do đó tuyệt đối không được xem nhẹ các biểu hiện bất thường của cơ thể.

1. Nguyên nhân gây vàng da do bệnh lý

Biểu hiện vàng da ở phụ nữ mang thai cho thấy gan đang gặp vấn đề. Đây được xem là dấu hiệu của các căn bệnh sau:

- Ung thư gan

- Sốt rét gây viêm và vàng da

- Các rối loạn chức năng gan do rượu, bia

- Gan nhiễm mỡ không do rượu, gan nhiễm mỡ cấp tính

- Xơ gan mật nguyên phát

- Viêm gan do virus

- Sử dụng paracetamol quá liều, làm giảm khả năng thanh lọc, đào thải độc tố

- Sỏi túi mật gây tích tụ của bilirubin, vàng da

- Thiếu máu hồng cầu hình liềm

- Hội chứng HELLP thường gặp trong hoặc sau thai kỳ

- Béo phì, một số bệnh tự miễn, dị tật bẩm sinh và mức cholesterol cao

2. Triệu chứng vàng da ở phụ nữ mang thai

Bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai còn đi kèm các triệu chứng khác như:

- Sốt cao trên 38 độ C

- Sức khỏe suy giảm

- Ngứa da toàn thân, đau cơ liên tục

- Đau đầu, nhức mỏi toàn thân

- Đi đại tiện ra phân màu sáng

- Tiểu tiện có màu sẫm

- Buồn nôn, ói mửa, hoa mắt, chóng mặt

- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn, chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém

- Khu vực quanh gan bị sưng, phồng to

- Vàng mắt

- Phù chân, bàn chân

3. Các phương pháp điều trị vàng da ở phụ nữ mang thai

Sau khi tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ sẽ nắm được nguyên nhân gây bệnh vàng. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp cho bà bầu:

- Bệnh vàng da do viêm gan A, B: Các phương pháp điều trị bệnh viêm gan A, B

- Vàng da do sốt rét: Tùy vào thể trạng, bác sĩ chuyên khoa sẽ để đưa ra phương pháp thích hợp.

- Vàng da do bệnh xơ gan, viêm gan, ung thư gan: Mẹ bầu cần được chăm sóc y tế đặc biệt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bào thai trong bụng.

4. Bệnh vàng da ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra:

- Sinh non

- Ngứa ngoài ra, suy nhược cơ thể

- Đông máu cục bộ

Không chỉ vậy, bệnh lý này còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ như:

- Suy thai

- Thai nhi chết lưu hoặc bị nuốt phân

- Hội chứng hít ối phân su.

Ảnh 2.

5. Cách phòng ngừa hội chứng vàng da ở phụ nữ mang thai

Bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó việc phòng ngừa rất khó khăn. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm sạch trong suốt thai kỳ.

- Duy trì cân nặng ổn định: Mẹ bầu cần điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu bằng cách hạn chế hấp thụ các chất béo có nguồn gốc động vật.

- Luyện tập tăng cường cường sức khỏe: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp máu tăng cường khả năng tuần hoàn máu và hấp thụ oxy tốt hơn.

- Tiêm phòng trước khi mang thai

- Hạn chế uống thuốc: Chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc không kê đơn.

- Cẩn thận khi đi du lịch: Tránh đi du lịch hay đến các khu vực đang có bệnh sốt rét.

Bệnh vàng da ở phụ nữ mang thai nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Tốt nhất, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán nhằm sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể.


Tác giả: Lê Thọ Hưng