Để hiểu biết cơ bản về bệnh viêm gan B khi mang thai và những điều cần biết khi mắc bệnh viêm gan B, chúng ta cần biết câu trả lời cho 5 câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B và việc mang thai sau đây:
Bệnh viêm gan B là tình trạng nhiễm virus viêm gan B (HBV). Bệnh này ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên thế giới. Tại Việt Nam ước tính có hàng triệu người mắc bệnh viêm gan B. Đây cũng là bệnh có tỉ lệ lây nhiễm và tử vong cao ở Việt Nam.
Lây truyền từ mẹ sang con là một con đường lây truyền bệnh rất phổ biến, đặc biệt ở những khu vực có tỉ lệ lây nhiễm cao như Việt Nam. Phụ nữ được khuyên nên tiêm phòng bệnh viêm gan B trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu chưa thể tiêm phòng bệnh viêm gan B trước khi mang thai thì tiêm phòng bệnh trong khi mang thai cũng hoàn toàn khả thi.
Vaccine phòng bệnh viêm gan B là loại vaccine an toàn bậc nhất nên không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Nếu mẹ được tiêm phòng thì sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh viêm gan B khi mang thai. Từ đó, loại bỏ nguy cơ truyền bệnh cho con.
Bệnh viêm gan B thường có dấu hiệu rất mờ nhạt, thậm chí là không có triệu chứng gì trong thời gian ủ bệnh. Do đó, khá khó để nhận biết xem một người đã mắc bệnh viêm gan B hay chưa. Điều này cũng đúng đối với phụ nữ đang mang thai.
Cách tốt nhất để xác định liệu bà mẹ có đang bị bệnh viêm gan B hay không là xét nghiệm bệnh viêm gan B.
Nếu chưa có thì người mẹ có thể tiến hành tiêm vaccine viêm gan B. Nếu mẹ đã mắc bệnh viêm gan B thì các bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp để tránh lây nhiễm cho con.
Bệnh viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì hoàn toàn có khả năng lây truyền virus cho con trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Tuy vậy, các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi y học có các biện pháp giúp giảm tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống chỉ còn khoảng 5%. Điều quan trọng là mẹ cần đi khám định kì để biết tình trạng bệnh và tuân thủ đúng pháp đồ điều trị.
Trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có khả năng mắc viêm gan B mạn tính rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong tương lai.
Viêm gan B mạn tính cũng có thể gây ra xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, tốt nhất là bà mẹ nên tiêm phòng bệnh viêm gan B cho bản thân nếu may mắn chưa mắc bệnh viêm gan B. Trong trường hợp đã mắc bệnh thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Thông thường nếu trong thời gian mang thai, người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp không để bệnh viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian thai kì, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Sau đó, trong vòng 24h sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vaccine và huyết thanh viêm gan B ngay. Trong thời gian nuôi con và cho con bú sau này, người mẹ sẽ cần được tiếp tục điều trị.