5 dấu hiệu ung thư miệng và cách điều trị

5 dấu hiệu ung thư miệng và cách điều trị
Dấu hiệu ung thư miệng có đặc trưng riêng và người bệnh cần phân biệt rõ với các bệnh vùng miệng khác. Cần đi khám ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường.

Ung thư miệng là bệnh ung thư đứng thứ 6 trong số những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Để xác định đó có phải dấu hiệu ung thư miệng không, người bệnh cần phải quan sát và đi kiểm tra tại những địa chỉ uy tín.

Ung thư miệng có tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi. Bệnh này xuất hiện rõ nhất với nhóm trên 40 tuổi và gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 60 - 70. Bệnh này ít khi được phát hiện ở người trẻ, tuy nhiên vẫn có số ít các ca ung thư miệng được tìm thấy ở nhóm 30 tuổi.

Xem thêm: Lý do nên tầm soát ung thư ở tuổi 40

Những dấu hiệu ung thư miệng cần nắm rõ

1. Ung thư miệng là gì? 

Ung thư miệng là một dạng tổn thương có dạng loét, cứng hoặc chồi sùi. Người mắc bệnh thường cảm thấy dính, không rõ giới hạn và không cảm thấy đau. Thông thường sẽ chỉ cảm thấy đau nếu ở giai đoạn cuối khi đã di căn đến hệ thần kinh.

Ung thư miệng phát triển nhanh và thường di căn ở hạch cổ. Vị trí ung thư thường thấy là lưỡi, sàn miệng, môi; ngoài ra có thể tìm thấy ở nướu răng, màn họng hay mặt trong má (hiếm gặp).

Ung thư miệng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do khói thuốc và rượu. Ngoài ra những người hay nhai trầu hay xỉa thuốc cũng có khả năng bị ung thư miệng, dạng ung thư mặt trong má. Một số nguyên nhân không chính thức như do tia UV trong ánh nắng mặt trời gây ra, vệ sinh răng miệng kém,..

2. Những dấu hiệu ung thư miệng 

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

- Vết loét trong miệng không lành sau 2 tuần

- Bị tổn thương dạng xơ cứng hay chồi giống bông cải trong miệng

- Xuất hiện những mảng mau trắng, đen hay đỏ trong khoang miệng, hoặc ổ nhổ răng mãi không lành

- Răng bị lung lay nhưng không rõ nguyên nhân.

- Gặp các trở ngại về chức năng miệng: khó nhai, tăng tiết nước bọt, nói khó khăn

3. Điều trị ung thư miệng 

Phương pháp điều trị ung thư miệng chủ yếu là phẫu thuật và xạ trị còn hóa trị chỉ là phương pháp hỗ trợ.

Việc người bệnh được phát hiện sớm nhờ các dấu hiệu ung thư miệng đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh cũng như điều trị. Các chuyên gia ước tính rằng ung thư miệng nếu chỉ là tổn thương nhỏ thì tỷ lệ sống sau 5 năm là 60 - 70%.

 

Tổng hợp

Tác giả: Kim Phụng