5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn không nên chủ quan bỏ qua

5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn không nên chủ quan bỏ qua
Tiểu đường là một căn bệnh có thể âm thầm phát triển trong cơ thể bạn mà đôi khi bạn không nhận ra. Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý tìm ra bệnh từ sớm thì nó có thể chuyển biến thành dạng tiểu đường tuýp 2 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Khi nồng độ đường trong máu của bạn tăng cao thì bạn có thể sẽ mắc phải bệnh tiểu đường. Thế nhưng, bệnh này thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và nhiều người hiện tại vẫn thường chủ quan, xem thường bệnh. Nghiêm trọng hơn, khi bệnh ủ trong người quá lâu thì nó có thể phát triển thành dạng tiểu đường tuýp 2.

Dù vậy, vẫn có một số dấu hiệu nhỏ cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn nên chủ động tìm hiểu ngay từ bây giờ. Nhờ đó, bạn sẽ chủ động đi khám bệnh sớm và tìm hướng điều trị kịp thời, phòng tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng về mạch máu, thần kinh, tim mạch, thận và tổn thương võng mạc của mình.

5 dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2:

1. Mắt nhìn mờ dần, không rõ nét

Có rất nhiều cơ quan trong cơ thể thẩm thấu glucose. Và khi lượng đường trong máu tăng cao thì nó sẽ được vận chuyển tới tròng mắt, đồng thời làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt và khiến mắt bạn không thể tập trung tốt. Lúc này, bạn sẽ gặp phải hiện tượng mắt nhìn mờ dần, không rõ nét, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt trong ngày.

Ảnh 2.

2. Hay cảm thấy đói

Nếu cơ thể bạn không có đủ insulin hoặc lượng insulin phân bổ trong cơ thể không hiệu quả thì nó sẽ chuyển đường vào các tế bào, cùng các cơ khác, từ đó khiến bạn mất nhiều năng lượng. Điều này dẫn đến tình trạng đói lả, thèm ăn và muốn bổ sung calories để tăng thêm năng lượng.

3. Thường xuyên mệt mỏi

Khi lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ do cơ thể phải thức giấc đi tiểu nhiều, từ đó làm tăng dần sự mệt mỏi. Trong khi đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi do cơ thể bạn khó chuyển hóa đường thành năng lượng.

Ảnh 4.

4. Giảm cân đột ngột

Insulin có thể kích thích quá trình đông hóa, bởi nó giúp bảo toàn hệ cơ và mỡ của bạn. Và nếu bạn không có đủ insulin để điều hòa đường máu thì tình trạng sút cân là điều dễ xảy ra. Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân có thể là một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, nhiều người còn thấy mình bị giảm cân quá nhanh ngay cả khi họ vẫn ăn uống rất bình thường.

Ảnh 5.

5. Hay khát nước và buồn tiểu

Lượng đường trong máu của bạn tăng cao có thể gây ra tình trạng mất nước. Do đó, cơ thể sẽ cần bổ sung nước và có nhu cầu sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng buồn tiểu và có nhu cầu muốn đi tiểu nhiều. Lúc này, bạn cần chú ý đến dấu hiệu này, đặc biệt là khi tình trạng buồn tiểu xảy ra vào giữa đêm, kèm theo hiện tượng hay khát nước.

Ảnh 6.

Tác giả: KP