5 dấu hiệu "báo động đỏ" nửa thân dưới nam giới, bỏ qua sẽ phải "trả giá" bằng tuổi thọ!

5 dấu hiệu "báo động đỏ" nửa thân dưới nam giới, bỏ qua sẽ phải "trả giá" bằng tuổi thọ!
Nam giới có tuổi thọ ngắn thường có 5 biểu hiện này ở phần thân dưới.

Nửa thân dưới của nam giới không chỉ là vùng cơ thể hỗ trợ di chuyển mà còn là nơi phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bỏ qua những dấu hiệu bất thường ở khu vực này, bạn có thể đang vô tình "đánh cược" với tuổi thọ của chính mình.

1. Nước tiểu có màu bất thường

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt nhưng nếu nước tiểu có màu đục, tiểu có lẫn bọt hoặc lượng nước tiểu ít/tăng hơn so với bình thường, thậm chí nước tiểu có lẫn máu, nước tiểu có mùi hôi tanh thì điều này có thể cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt nếu như màu sắc nước tiểu thay đổi không liên quan tới thực phẩm mà bạn tiêu thụ hoặc không do mất nước thì cần nhanh chóng kiểm tra với bác sĩ.

5 dấu hiệu "báo động đỏ" nửa thân dưới nam giới, bỏ qua sẽ phải "trả giá" bằng tuổi thọ! - Ảnh 2.

Màu sắc nước tiểu bình thường là màu vàng nhạt, vàng trong (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

+ Đi vệ sinh dòng nước tiểu yếu, tiểu lâu là do đâu? Có phải do bệnh thận không?

+ 6 hành vi âm thầm rút ngắn tuổi thọ của nam giới, hút thuốc chỉ đứng thứ 4

Theo Healthline, nước tiểu có bất thường có thể liên quan tới:

- Nước tiểu màu vàng sẫm: Nếu như nước tiểu chỉ sẫm màu hơn bình thường thì có thể nguyên nhân là do mất nước. Khi cơ thể không có đủ chất lỏng, các hợp chất trong nước tiểu trở nên cô đặc hơn và khiến nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.

- Nước tiểu màu hồng hoặc màu đỏ: Do thực phẩm có màu đỏ, đen; tác dụng phụ của thuốc hoặc liên quan tới bệnh lý thận (sỏi, viêm thậm), phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc ung thư; ngộ độc chì hoặc thủy ngân; chấn thương cơ nghiêm trọng.

- Nước tiểu màu cam: Chủ yếu là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như: Rifampin, phenazopyridine, thuốc nhuận tràng, sulfasalazine, một số loại thuốc hóa trị. Ngoài ra, nước tiểu màu cam có thể do bệnh ở ống mật hoặc gan, nhất là khi thấy phân nhạt màu kèm theo.

- Nước tiểu có màu xanh lục hoặc xanh lá cây: Thực phẩm; thuốc nhuộm trong xét nghiệm thận và bàng quang; thuốc và chất bổ sung như indomethacin, amitriptyline, propofol, vitamin tổng hợp. Hiếm gặp hơn, nước tiểu có màu xanh có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra; bệnh tăng canxi máu lành tính.

- Nước tiểu màu nâu: Tác dụng phụ của thuốc chẳng hạn như primaquine, chloroquine, nitrofurantoin, metronidazole, methocarbamol, thuốc nhuận tràng có chứa senna hoặc cascara; nhiễm trùng đường tiết niệu; rối loạn gan; rối loạn thận hoặc chấn thương cơ nghiêm trọng.

2. Đại tiện bất thường

Ruột được coi là nguồn gốc của mọi bệnh tật. Chúng kiểm soát 70% khả năng miễn dịch của cơ thể, vì vậy nếu đường ruột không khỏe mạnh, khả năng miễn dịch sẽ nhanh chóng suy giảm.

5 dấu hiệu "báo động đỏ" nửa thân dưới nam giới, bỏ qua sẽ phải "trả giá" bằng tuổi thọ! - Ảnh 3.

Một trong những "tín hiệu" đầu tiên báo hiệu đường ruột kém khỏe mạnh chính là đại tiện bất thường (Ảnh: ST)

Một trong những "tín hiệu" đầu tiên báo hiệu đường ruột kém khỏe mạnh chính là đại tiện bất thường, bao gồm: Máu trong phân, thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, táo bón, phân loãng thường xuyên,... Thói quen đại tiện thay đổi có thể là một nhiễm trùng tạm thời nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn do ung thư, tổn thương thần kinh do đột quỵ, chấn thương tủy sống đều có thể ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát nhu động ruột của một người.

Theo Medical News Today, màu sắc của phân có thể phản ánh:

- Đại tiện ra máu: Có thể cấp tính hoặc mãn tính. Liên quan tới bệnh trĩ, nứt rách hậu môn, polyp ruột, ung thư đại trực tràng (phân sẫm đen như hắc ín), bệnh viêm ruột, loét dạ dày,..

- Phân nhạt màu (phân màu đất sét, vàng nhợt): Thực phẩm giàu chất béo; tác dụng phụ của thuốc có chứa lượng lớn nhôm hydroxit trong thuốc kháng axit điều trị bệnh lý dạ dày hoặc thuốc cản quang trong xét nghiệm X-quang; nhiễm trùng ruột non do Giardia; dấu hiệu tổn thương gan (gan nhiễm mỡ, ung thư gan, nang gan, bệnh Wilson,..); ứ mật thai kỳ, bệnh túi mật, vấn đề về tụy như ung thư tuyến tụy, viêm tụy.

Nếu đại tiện ra máu, không thể trung tiện (đánh rắm), phân lỏng như tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ, dịch nhầy mủ trong phân hay đau bụng dữ dội cần nhanh chóng khám càng sớm càng tốt.

3. Tê, ngứa ran ở chân

Nếu nam giới bị tê, ngứa ran ở chân - điều quan trọng là phải kiểm tra xem tình trạng tê có đối xứng ở cả hai bên hay chỉ ở một bên hay không. Nếu tình trạng này đối xứng ở cả hai bên thì thường nghĩ đến bệnh lý thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường. Nếu chỉ xuất hiện ở một bên thì cần phải cảnh giác với bệnh lý nội sọ.

5 dấu hiệu "báo động đỏ" nửa thân dưới nam giới, bỏ qua sẽ phải "trả giá" bằng tuổi thọ! - Ảnh 4.

Nếu nam giới bị tê, ngứa ran ở chân - điều quan trọng là phải kiểm tra xem tình trạng tê có đối xứng ở cả hai bên hay chỉ ở một bên hay không (Ảnh: ST)

Cụ thể, tê chi dưới có thể liên quan tới các tình trạng sức khỏe phổ biến như:

- Tư thế sai: Ngồi vắt chéo chân, quỳ trong thời gian dài hoặc mặc quần/đi tất/đeo giày quá chật khiến chân như mất cảm giác hoàn toàn khi thay đổi sang một tư thế khác.

- Chấn thương: Chấn thương ở thân, xương sống, hông, chân, mắt cá chân, bàn chân có thể tăng áp lực lên dây thần kinh khiến chân bị tê, ngứa ran theo nhiều mức độ, tùy nguyên nhân gây chấn thương là gì, chẳn ghạn như trượt hoặc thoát vị đĩa đệm, trật khớp hông,...

- Bệnh tiểu đường: Khoảng 2/3 số người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh từ nhẹ đến nặng. Trong biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường thì triệu chứng kiến bò thường phát triển đầu tiên ở ngón chân, lan dần lên cả hai bên bàn chân và lan lên chân, sau đó là tới tay và hai cánh tay.

- Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa chạy từ lưng dưới tới chân và là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Nếu dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép có thể dẫn tới tình trạng tê hoặc ngứa ran ở chân.

- Khối u: Cả ung thư và khối u lành tính nếu xuất hiện ở các vị trí như não, tủy sống hoặc bất kỳ bộ phận nào của chân và bàn chân đều khiến lưu thông máu bị hạn chế, gây tê chân, có thể có hoặc không kèm theo đau đớn.

- Đột quỵ: Các triệu chứng đột quỵ có xu hướng giống nhau gồm: nói lắp, tê liệt và yếu hoặc liệt một bên cơ thể. Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và phổ biến hơn ở những người bị huyết áp cao, tiền sử hút thuốc và tiểu đường.

- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) xảy ra khi động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân của bạn. PAD có thể khiến việc đi bộ trở nên đau đớn, ngoài ra còn gây tê và ngứa ran ở chân. PAD thường là dấu hiệu của xơ vữa động mạch, sự tích tụ các chất béo trong động mạch của bạn. Xơ vữa động mạch là yếu tố nguy cơ gây đau tim hoặc đột quỵ.

4. Phù nề bàn chân

Bàn chân bị phù là hiện tượng chất lỏng tích tụ trong các mô dưới chân làm cho chân bị sưng to có thể do nhiều nguyên nhân.

5 dấu hiệu "báo động đỏ" nửa thân dưới nam giới, bỏ qua sẽ phải "trả giá" bằng tuổi thọ! - Ảnh 5.

Chân bị phù do nhiều nguyên nhân (Ảnh: ST)

Chân bị phù có thể do chứng Edema, chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân chẳng hạn như bong gân mắt cá chân khi dây chằng bị căng quá mức, uống rượu quá mức, phù chân do thời tiết quá nóng hoặc do tác dụng phụ của thuốc ví dụ như thuốc hormone estrogen và testosteron; thuốc chẹn kênh canxi giúp kiểm soát huyết áp; thuốc steroid và corticosteroid; thuốc chống trầm cảm; thuốc chống viêm không steroid; thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, chân có thể bị phù liên quan tới các bệnh lý nghiêm trọng hơn, cần được chăm sóc càng sớm càng tốt:

- Tiểu đường: Bàn chân tiểu đường là thuật ngữ phổ biến có liên quan tới tình trạng sưng chân, giảm cảm giác bàn chân khi bị tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, nó có thể ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và hệ thần kinh - cả hai lý do này đều có thể dẫn tới phù nề bàn chân. Lưu ý, người bị bệnh tiểu đường dễ bị hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu khiến bàn chân sưng lên (thường là sưng ở một chân). Nếu huyết khối vỡ ra, di chuyển tới phổi có thể gây ra thuyên tắc phổi, một tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

- Suy tĩnh mạch mãn tính: Suy tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi máu tĩnh mạch gặp khó khăn để trở về tim và ứ đọng ở chân, gây biến đổi về huyết động và biến dạng các tổ chức mô xung quanh. Ở giai đoạn tiến triển, triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới bao gồm phù mắt cá chân hoặc phù bàn chân kèm theo các búi tĩnh mạch nổi rõ trên da. Nghiêm trọng hơn, suy tĩnh mạch chi dưới mãn tính có thể dẫn tới viêm tĩnh mạch nông huyết khối, xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch hoặc nhiễm khuẩn vết loét.

- Huyết khối chi dưới: Máu chảy về tim sẽ khó khăn nếu cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chân, dẫn tới sưng phù bàn chân và mắt cá chân. Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành sâu trong chân, tắc nghẽn ở các tĩnh mạch chính và nghiêm trọng khi di chuyển tới tim, phổi. Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm: Sưng ở một bên chân, cảm giác đau hoặc khó chịu ở chân, sốt nhẹ, thay đổi màu da chân,...

- Bệnh tim: Sưng phù bàn chân có thể là dấu hiệu bệnh tim hoặc suy tim do tim bị tổn thương khiến chức năng bơm máu không hoạt động hiểu quả. Trong đó, suy tim phải có thể khiến cơ thể giữ muối và nước dẫn tới phù chân. Suy tim là tình trạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, càng sớm thì tiên lượng càng cao.

5. Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương được hiểu là tình trạng không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng của dương vật đủ lâu để quan hệ tình dục. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn cương dương ở nam giới, trong đó các vấn đề về tâm lý, chấn thương, lối sống kém khoa học như uống rượu và sử dụng chất kích thích quá mức hay tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến nam giới gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp, rối loạn cương dương là triệu chứng của một vài vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng kèm theo rối loạn cương dương lúc này là rất quan trọng để can thiệp sớm, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Nhìn chung, có nhiều sự thay đổi bất thường ở nửa thân dưới của nam giới cần được chú ý, đó có thể là các bất thường đại tiểu tiện, bất thường ở bàn chân/chân/mắt cá chân, bất thường ở bộ phận sinh dục,... Việc điều trị sớm sẽ giúp tiên lượng điều trị tốt, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tuổi thọ cũng như chất lượng sinh hoạt.

Nguồn dịch tham khảo:

1. Sohu

2. What You Need to Know About Discolored Urine

3. Change in Bowel Habits

4. 8 Leg Numbness Causes—and What To Do

5. Why are my feet swollen?

6. Erectile dysfunction


Tác giả: Allen