5 cách làm tiêu đờm nhanh nhất và những lưu ý không phải ai cũng biết

5 cách làm tiêu đờm nhanh nhất và những lưu ý không phải ai cũng biết
Khi đường hô hấp nhiễm trùng, đờm là chất tiết đầu tiên gia tăng về số lượng. Đờm quá nhiều gây tắc nghẽn hô hấp, gây ho, khó thở. Vậy những cách làm tiêu đờm nhanh nhất, và lưu ý khi tiêu đờm là gì?

Nhiều người thường chỉ chú ý đến đờm và tin rằng nó là lớp nhầy dính ở cổ họng và chỉ xuất hiện khi cơ thể bị bệnh, ốm, cảm cúm. Nhưng thực tế thì đờm về bản chất là một loại chất nhầy xuất hiện ngay cả với những người đang ở trong tình trạng khỏe mạnh.

Vì thế mà đờm chính là một phần tốt cho đường hô hấp của bạn, tuy nhiên, khi phải tiếp xúc thường xuyên với một môi trường nhiều khói bụi bẩn, các hóa chất gây dị ứng hay do các loại bệnh ho, cảm cúm khi thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường cũng như việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày không đúng khoa học làm cho cơ chế tiết chất nhày diễn ra nhiều hơn, lớp đờm trở nên dày đặc, quánh làm cho vùng cổ họng cảm giác rất khó chịu.

1. Cách làm tiêu đờm nhanh nhất

1.1. Bổ sung các loại đồ ăn thức uống có lợi cho sức khỏe đường hô hấp

Hãy uống nước ấm đủ 1,5 lít mỗi ngày hoặc có thể sử dụng các loại đồ uống có chứa thành phần thiên nhiên từ chanh, gừng và tỏi. Thực phẩm cay cũng là một gợi ý tốt cho bạn vì sức nóng của nó có thể tạm thời làm loãng và tan bớt các dịch nhầy.

Một số loại thực phẩm bổ sung có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường hô hấp tham khảo: rễ cây cam thảo, nhân sâm, quả mọng, đông trùng hạ thảo, trái thạch lựu, trà ổi. Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá (bao gồm cả việc hít bị động). Đây không những là cách làm tiêu đờm mà còn giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

5 cách làm tiêu đờm nhanh nhất và những lưu ý không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Trà ổi là thức uống có lợi cho đường hô hấp - Ảnh minh họa

1.2. Tập thói quen vệ sinh tai mũi họng mỗi ngày

Ngay cả khi bạn không bị đau họng, ho hoặc đờm thì bạn cũng nên thực hiện ít nhất 3 ngày trong tuần. Bạn có thể súc miệng với nước ấm pha với muối vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm các dạng chai xịt rửa mũi hoặc dạng nước muối đóng chai (thành phần chủ yếu là natri clorid) để rửa thông mũi. 

Cần lưu ý khi tiêu đờm bằng cách pha nước muối, bạn cần pha đúng tỉ lệ 1 muỗng cà phê muối cho 1 ly nước ấm.

1.3. Sử dụng tinh dầu khuynh diệp

Trong trường hợp bạn đang bị ho dai dẳng, đàm nhiều thì nên thoa tinh dầu khuynh diệp ở các vùng cơ thể như ngực, mũi, cổ họng, hai bên thái dương để thúc đẩy quá trình làm loãng đờm và dễ dàng đẩy đờm ra ngoài. Đây là cách làm tiêu đờm hay được các bà, mẹ thực hiện từ xưa đến nay. 

Cần lưu ý khi tiêu đờm bằng phương pháp này đối với bệnh nhân hen suyễn, có thể gây khởi phát cơn hen.

1.4. Giữ môi trường sống sạch sẽ 

Hãy dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên tránh tình trạng bụi bặm có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. Vệ sinh máy lạnh định kỳ, có thể lắp thêm máy phun sương cho phòng ngủ để giữ cho không khí xung quanh đạt độ ẩm cần thiết. Cách làm tiêu đờm này còn giúp hạn chế mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp khác.

1.5. Sử dụng thuốc kê đơn theo toa của bác sỹ

Nếu tình trạng đờm dày đặc kéo dài thường xuyên thì bạn nên thăm khám bác sỹ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ vì có thể một số bệnh liên quan khác (như hen suyển, trào ngược dạ dày, các bệnh lý về phổi) làm cho các cách làm tiêu đờm thông thường không đạt được hiệu quả.

5 cách làm tiêu đờm nhanh nhất và những lưu ý không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ - Ảnh minh họa

2. Những lưu ý khi tiêu đờm

Đờm hay dịch nhầy chính là cách để bảo vệ các vùng của cơ thể (mũi, họng, phổi và xoang), nó là lớp màng chắn bảo vệ khỏi sự tấn công của các loại bụi bẩn, hóa chất và virus gây viêm nhiễm từ bên ngoài và bên cạnh đó giúp duy trì một độ ẩm cần thiết đối với các cơ quan này.

- Cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng các cách làm tiêu đờm.

- Nên tuân thủ các toa thuốc bác sỹ kê, không tự ý thêm bớt hoặc bỏ ngang và đi tái khám đúng lịch hẹn.

- Không được uống tinh dầu, phải cận thận khi dùng cho trẻ em, tránh dùng liều lượng quá nhiều. Nên bôi ra tay rồi mới thoa cho trẻ và cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sỹ về cách làm tiêu đờm này vì có thể một số trẻ có thể gặp tình trạng dị ứng da.

Cách làm tiêu đờm hiệu quả nhất chính là phòng ngừa. Nếu bạn có thói quen vệ sinh tốt thì sẽ hạn chế chúng sản sinh quá mức. Ngoài ra, nó còn giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm đau họng.

Những người nó tiền sử hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng trào ngược dạ dày nên cẩn thận không nên ăn các thực phẩm quá chua hoặc quá cay. Điều này làm gia tăng sự kích thích và tiết dịch.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/cold-flu/how-to-get-rid-of-phlegm#certain-ingredients


Tác giả: Hồng Phượng