5 cách làm giảm acid uric tự nhiên, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Tham vấn chuyên môn:
5 cách làm giảm acid uric tự nhiên, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
Acid uric là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gout cấp. May mắn là rất nhiều liệu pháp tự nhiên có thể giúp giảm acid uric máu, cải thiện và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Nếu nồng độ acid uric trong máu không được kiểm soát tốt sẽ khiến tình trạng bệnh gout ngày càng trầm trọng hơn. May mắn là rất nhiều liệu pháp tự nhiên có thể giúp giảm acid uric máu, cải thiện, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

1. Acid uric là gì? Tại sao tăng acid uric máu lại gây bệnh gout?

Acid uric là một "chất thừa" - sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Chất này được thải 80% qua đường tiết niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi nguồn tạo ra acid uric nhiều nhưng việc bài tiết lại ít sẽ làm cho chúng bị giữ lại trong máu, lắng đọng tại các mô.

Khi acid uric vượt quá mức cho phép, chúng sẽ kết tinh thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, tích tụ tại khớp, gây ra đau đớn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp hình thành nên cơn đau gout cấp. Những cơn đau buốt rất dễ xuất hiện đột ngột giữa đêm, làm người bệnh không thể ngủ ngon giấc.

Nồng độ acid uric bình thường trong máu ở nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít), nữ là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít).

2. Cách giảm acid uric trong máu tự nhiên, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả tại nhà

2.1. Giảm acid uric bằng cách sử dụng chuối

Chuối đã được sử dụng như một trong những biện pháp khắc phục cơn đau do bệnh gout trên toàn thế giới từ lâu. Chuối có chứa hàm lượng kali cao cũng như vitamin C giúp làm giảm sưng đau do bệnh gout gây ra.

Có thể sử dụng chuối để hạ acid uric máu, cải thiện bệnh gout theo cách sau:

- Xay 1 quả chuối chín. Thêm ½ cốc sữa chua vào máy xay để trộn đều.

- Sử dụng sinh tố chuối sữa chua mỗi ngày sẽ giúp giảm nồng độ acid uric máu hiệu quả.

2.2. Giảm acid uric bằng táo

Giống như chuối, táo thường được sử dụng như một trong những biện pháp khắc phục đơn giản và hiệu quả cho người mắc bệnh gout. Acid malic trong táo có tác dụng trung hòa mức độ acid uric, làm giảm viêm và đau do bệnh gout.

Cách dùng:

-  Ăn một vài miếng táo sau mỗi bữa ăn của bạn.

- Cho một ít táo vào máy xay sinh tố, sau đó lọc lấy nước và uống mỗi ngày.

2.3. Nước ép cần tây

Sử dụng nước ép cần tây cũng là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả cho người bị bệnh gout. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cần tây chứa nhiều chất oxy hóa như acid phenolic, acid axetic và acid folic, cùng với flavonoid như quercetin giúp hạ acid uric trong máu, giảm đau cho người bệnh gout.

Bạn có thể sử dụng cần tây theo cách: 

- Lấy cần tây đã được làm sạch, sau đó cho vào máy ép lấy nước. 

- Sử dụng nước ép cần tây mỗi ngày.

2.4. Rau mùi

Nhờ chứa chất chống oxy hóa giúp làm giảm mức độ acid uric, người ta cũng coi rau mùi là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà cho bệnh gout. 

Cách dùng:

- Rau mùi rửa sạch, cho vào cốc, rót đầy nước đun sôi.

- Đợi khi nước nguội rồi uống. Nên áp dụng cách làm này đều đặn.

2.5. Dùng cây trạch tả

Trong Đông y, trạch tả là vị thuốc quen thuộc có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, giúp tiêu viêm, long đờm, lợi tiểu, thanh nhiệt, được dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, gan rất hiệu quả.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong thân và rễ trạch tả có chứa các hoạt chất như: Apialisol A, Alismol, Alismoxide và các Alisol A, B, C, Choline… Các hoạt chất này được chứng minh giúp tăng cường khả năng chuyển hóa nước, hỗ trợ hệ bài tiết, chống đông máu, ổn định huyết áp, chống nhiễm độc gan, thận, từ đó đào thải các chất độc hại - trong đó có acid uric ra ngoài cơ thể.

Để có hiệu quả giảm acid uric, cải thiện đau gout, trạch tả thường được kết hợp cùng các thảo dược khác như: trái nhàu, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… 


Tác giả: LPA