5 cách giảm đau sỏi thận người bệnh nên tham khảo

Tham vấn chuyên môn: -
5 cách giảm đau sỏi thận người bệnh nên tham khảo
Giảm đau chỉ mang tính chất tạm thời, không giúp điều trị dứt điểm bệnh sỏi thận. Do vậy ngoài việc giảm đau sỏi thận thì bệnh nhân nên kết hợp điều trị càng sớm càng tốt, tránh viên sỏi to hơn gây ra nhiều biến chứng.

Sỏi thận mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên sỏi thận lại gây ra những cản trở và khó khăn trong sinh hoạt đối với bệnh nhân. Những cơn đau âm ỉ, dữ dôi ở vùng thận, lưng, hông...là những cơn đau điển hình của sỏi thận. Những cơn đau này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, do vậy việc giảm đau sỏi thận là việc làm cần thiết để thoát khỏi chúng.

Trước khi tìm hiểu về 6 phương pháp giảm đau sỏi thận, người bệnh nên chú ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này. Việc giảm đau chỉ mang tính chất tạm thời, không giúp điều trị dứt điểm bệnh sỏi thận. Do vậy ngoài việc giảm đau sỏi thận thì bệnh nhân nên kết hợp điều trị càng sớm càng tốt, tránh viên sỏi to hơn gây ra nhiều biến chứng.

Các cơn đau do sỏi thận chủ yếu từ xương sườn và mông, hay thậm chí dọc hai bên hong xuống vùng chậu.

1. Giảm đau sỏi thận bằng việc uống nhiều nước

Bệnh nhân mắc sỏi thận nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để đẩy lùi sỏi thận. Nước giúp làm sạch vi khuẩn và tế bào chết trong thận, uống ít nước có thể là nguyên nhân gây ra sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn. Nếu viên sỏi nhỏ, việc tán sỏi bằng đường tiểu là điều có thể làm được. Tuy nhiên đối với những viên sỏi to thì việc uống nước chỉ giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm đau sỏi thận gây ra.

Lưu ý: Hạn chế việc sử dụng các thức uống như: Cà phê, trà và cola,… tối đa chỉ 1-2 cốc mỗi ngày. Ngoài ra, bệnh nhân không nên uống quá nhiều nước, nên uống lý tưởng từ 8-10 ly nước, trường hợp ra nhiều mồ hôi cũng cần bổ sung hợp lý. Nếu uống nhiều, cơ thể sẽ gặp phải một số rắc rối.

2. Nghỉ ngơi

Việc nằm nghỉ cũng giúp giảm đau hiệu quả. Nếu bạn bị đau vì sỏi hay tổn thương thận, việc vận động hay tập luyện quá mức có thể làm chảy máu thận. Bệnh nhân bị đau do sỏi thận không nên nằm nghiêng vì chúng có thể làm tăng mức độ dữ dội của cơn đau.

3. Giảm đau sỏi thận bằng cách uống nước ép việt quất

Nước ép Nam Việt Quất được xem là một loại thức uống tuyệt vời dành cho người bị bệnh sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Khoảng 8 giờ sau khi bạn uống, nước sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ hay phát triển. Đồng thời loại nước ép này cũng hỗ trợ làm tan sỏi struvite và brushite trong thận.

Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận nên tránh sử dụng loại nước này bởi hàm lượng vitamin C trong việt quất cao không tốt cho người bệnh.

4. Dùng túi chườm

Túi chườm cũng có thể giúp bệnh nhân giảm đau sỏi thận. Chườm nóng hoặc khăn ấm vào khu vực bị đau có thể giúp làm dịu cơn đau tạm thời, giảm các giác quan thần kinh, tăng sự lưu thông máu.

Lưu ý: Tránh làm dụng nhiệt độ quá nhiều có thể gây bỏng. Bạn có thể dùng tấm nệm nóng, tắm nước nóng hoặc khăn nhúng nước ấm như một cách để giảm đau do sỏi thận gây nên.

5. Dùng thuốc giảm đau sỏi thận

Thuốc giảm đau tuy là phương pháp phổ biến, có tác dụng tức thời và khiến người bệnh quên mất cảm giác đau. Tuy nhiên bệnh nhân sỏi thận nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bởi một số loại thuốc giảm đau có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra một vài phản ứng phụ.

Một số lời khuyên khi dùng thuốc giảm đau sỏi thận:

– Tránh dùng aspirin liều cao. Aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và trầm trọng hơn mọi trường hợp tắc nghẽn mạch, tiêu biểu như sỏi thận.

– NSAIDs (Non Steroidal Anti-inflammatory Drugs – Thuốc chống viêm không chứa Steroid) có thể gây nguy hiểm nếu chức năng thận của bạn bị suy giảm. Trừ trường hợp bạn được bác sỹ khuyên dùng, ibuprofen hay naproxen là 2 loại người mắc bệnh thận không nên uống.


Tác giả: TMH