5 cách "giải nhiệt" tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi trong mùa hè

5 cách "giải nhiệt" tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi trong mùa hè
Vào những thời điểm thời tiết thay đổi như từ xuân chuyển sang hè, nhiều người luôn rơi vào trạng thái bực tức, chán nản hoặc mệt mỏi kéo dài. Vậy làm thế nào để giảm căng thẳng mệt mỏi, đánh bay nguy cơ mắc trầm cảm trong ngày hè?

Hiện nay bên cạnh chứng rối loạn cảm xúc nói chung, vào những thời điểm nhiệt độ ngoài trời thay đổi con người dễ mắc bệnh trầm cảm theo mùa. 

Trầm cảm theo mùa còn được gọi là hội chứng SAD, nó khiến người bệnh cảm thấy chán nản, mệt mỏi trong suốt thời gian dài và sẽ biến mất sau khi thời tiết trở nên ấm hơn hoặc người bệnh được tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời hơn. 

Nguyên nhân của trầm cảm theo mùa là do sự rối loạn các hormone cảm xúc khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, một trong những tác nhân gián tiếp gây ra chứng trầm cảm là do cuộc sống stress kéo dài thường xuyên. Vậy làm thế nào để giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh xa căn bệnh trầm cảm đầy nguy hiểm?

Dưới đây là 5 gợi ý giúp "giải nhiệt" tâm trạng, xua tan stress, giảm căng thẳng mệt mỏi hiệu quả giúp bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và tâm lý.

1. Điều chỉnh lại kế hoạch công việc theo tâm trạng

Trung tâm Nghiên cứu Trầm cảm tại Đại học California, Mỹ công bố kết quả cho thấy mặc dù mùa hè là thời điểm nhiệt độ không có nhiều biến chuyển hoặc không có nhiều yếu tố gây ra trầm cảm theo mùa như trong mùa đông tuy nhiên tâm trạng của nhiều người lại dao động rất lớn trong ngày. 

Cụ thể, đa số chúng ta sẽ cảm thấy mơ ngủ vào buổi sáng nhưng đến chiều lại tỉnh táo. Do đó nếu ép cơ thể phải ngay lập tức theo thời gian biểu làm việc cường độ lớn vào buổi sáng sẽ gây ra các ức chế về mặt tinh thần. 

Để giảm căng thẳng mệt mỏi, bạn nên điều chỉnh kế hoạch công việc phù hợp với tâm trạng, ví dụ gặp gỡ khách hàng, chuẩn bị tài liệu trong buổi sáng, những việc đòi hỏi sự tập trung cao như làm báo cáo, lên ý tưởng,..nên sắp xếp vào buổi chiều.

Ảnh 2.

Để giảm căng thẳng mệt mỏi, bạn nên điều chỉnh kế hoạch công việc phù hợp với tâm trạng (Ảnh: Internet)

2. Tích cực rèn luyện

Nhiều người có xu hướng đặc biệt chú ý đến hình tượng, vóc dáng bản thân vào mùa hè. Nếu lúc này bạn nhận ra mình béo lên, mặc quần áo không còn đẹp như trước, tâm trạng sẽ rất khó chịu, thất vọng. 

Do đó, tích cực rèn luyện là cách tốt nhất để vừa giữ gìn vóc dáng vừa giảm căng thẳng mệt mỏi. Bạn có thể chạy bộ, bơi, chơi cầu lông, đánh bóng bàn...Ngoài ra, vận động cũng sẽ khiến bạn vui vẻ hơn.

3. Ngủ đúng giờ

Giấc ngủ ở bất kỳ mùa nào cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giữ tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi và có đầy đủ năng lượng cho cả ngày dài làm việc. 

Tuy nhiên vào mùa hè, nhiều người thường rất khó ngủ hoặc dễ tỉnh dậy sớm khiến tâm trạng không thoải mái. Tốt nhất bạn nên kiên trì đi ngủ đúng giờ, duy trì giấc ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi ngày.

Ảnh 3.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi và có đầy đủ năng lượng cho cả ngày dài làm việc (Ảnh: Internet)

4. Làm vài việc thú vị

Đối với nhiều người, mùa hè thường đau đầu hơn bởi trẻ nhỏ được nghỉ hè ở nhà. Tốt nhất bạn nên học cách "thêm gia vị cho cuộc sống", dùng sự hài hước để hoá giải những bực bội trong cuộc sống hàng ngày, như kể những câu chuyện cười, dành thời gian vui chơi cùng trẻ nhỏ…

Những tiếng cười sẽ giúp bạn quên đi mệt mỏi, sản sinh ra nhiều hormone tích cực, khiến cho não bộ giảm thiểu sự căng thẳng và áp lực. 

5. Trò chuyện cùng bạn bè

Thời tiết nóng bức khiến mọi người đều khó chịu. Khi có thể, bạn nên hẹn bạn bè, tìm nơi thoáng mát cùng "tám chuyện", tán gẫu giúp tâm trạng thoải mái hơn. Đôi khi, trò chuyện với người khác có thể khiến bạn giải quyết được những căng thẳng bên trong của mình, đưa ra được hướng đi đúng đắn, lấy lại năng lượng đối mặt với những điều khiến bạn stress.

Giảm căng thẳng mệt mỏi, refresh bản thân là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là vào mùa hè nóng nực, dễ khó chịu, cáu gắt. Tình trạng stress, căng thẳng có thể khiến bạn không mấy quan tâm hoặc thấy không cần thiết phải xử lý nhưng đây lại chính là mầm mống tích cụ gây ra căn bệnh trầm cảm về lâu về dài.

Tác giả: Phương Thuận