Chúng ta đều biết rằng, các căn bệnh liên quan đến dạ dày thường là do chế độ ăn uống không đúng, nguyên nhân tiếp theo có thể do bụng nhiễm không khí lạnh. Sau khi bị bệnh dạ dày, sẽ xuất hiện các triệu chứng chính như đau dạ dày, tiết acid dạ dày quá mức…
Khi bị đau dạ dày, cơn đau có thể có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, ở một số người, cơn đau vô cùng dữ dội, hơn cả sức chịu đựng của họ, vì thế, việc phòng tránh bệnh dạ dày là điều quan trọng, ai cũng nên làm, để góp phần ngăn chặn bệnh về dạ dày phát sinh.
Muốn chăm sóc dạ dày tốt, nên áp dụng 5 lời khuyên sau đây
Dù lao động trí óc hay lao động chân tay, bạn vẫn nên cẩn thận không để cho cơ thể quá mệt mỏi hoặc làm việc quá sức. Bởi trong tình trạng đó kéo dài, nguồn cung cấp máu về cho đường tiêu hóa sẽ bị thiếu, có thể gây ra sự trao đổi chất, hoạt động phân giải thức ăn bất thường.
Nếu dạ dày bài tiết quá nhiều axit, làm cho chất nhầy giảm đi, từ đó khiến cho niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương.
Nhiều loại thuốc sẽ kích thích lên vùng niêm mạc, gây hại cho thành dạ dày, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, phenylbutazone, indomethacin, và corticosteroid và các loại thuốc khác. Uống thuốc trong lâu dài có thể gây ra một số thiệt hại cho niêm mạc dạ dày.
Trong trường hợp, nếu bạn phải uống những loại thuốc này vì sức khỏe thể chất hoặc đang điều trị các bệnh khác, bạn nên chú ý đến liều lượng chính xác và thời gian uống thuốc, tốt nhất là dùng các loại thuốc này sau khi ăn xong.
Người nào hút thuốc trong thời gian dài đều có sự ảnh hưởng nhất định đến dạ dày. Điều đầu tiên là sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị co thắt, nhịp độ co thắt càng ngày càng mạnh.
Sau đó, chất hợp thành tiền liệt tuyến (prostaglandin) trong niêm mạc dạ dày sẽ bị ít đi, trong khi đây là chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe của dạ dày và đường ruột. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen hút thuốc của mình bằng cách giảm dần số lượng thuốc hút trong ngày, sau đó bỏ hẳn.
Ngoài ra, việc hút thuốc lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến việc tiết ra protease và gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho niêm mạc dạ dày.
Khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc bất an, thái độ tiêu cực đó sẽ gửi thông điệp tới hệ thống thần kinh, từ đó hệ thần kinh thực vật sẽ bị ảnh hưởng và nhận về những tác hại không tốt cho sức khỏe. Cũng từ đó dẫn đến cản trở chức năng hoạt động của dạ dày, gây ra các triệu chứng bất thường.
Trong tâm trạng đó, dạ dày sẽ tiết ra pepsin nhiều hơn, xuất hiện axit dạ dày, đồng thời gây ra hiện tượng co thắt mạch máu dạ dày, hoặc rối loạn hoạt động làm rỗng dạ dày bất thường. Thậm chí có thể khiến niêm mạc dạ dày cũng hư hỏng, sinh ra viêm loét dạ dày và các vấn đề khác.
Một nguyên nhân khác có thể gây ra những rắc rối cho dạ dày chính là thói quen ăn thức ăn không đủ sạch sẽ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh loét tá tràng.
Rất nhiều người sau khi khám dạ dày đã phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Nếu bạn duy trì việc ăn uống sạch sẽ, theo thời gian thì sức khỏe dạ dày sẽ hồi phục, vi khuẩn có thể biến mất.
Lời khuyên quan trọng dành cho bạn là nên chú ý chú ý chọn thức ăn sạch sẽ, dụng cụ chế biến thức ăn và dụng cụ ăn uống đều phải đảm bảo sạch sẽ hoàn toàn.
Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe dạ dày tốt, bạn cần phải chú ý đến những điều nêu trên, cần đảm bảo rằng bạn đã hiểu và sớm áp dụng.
Bên cạnh đó, hãy nhớ ăn thức ăn trong tình trạng ấm nóng, mới chế biến, thực phẩm có tính ấm, ăn uống nên đúng giờ, đúng lượng, nên ăn thêm một số món ăn hầm kỹ, hạn chế thức ăn lạnh. Khi ăn nên duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ tốn.
*Theo Health/39