Bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là ở vị trí thắt lưng sau đó là đốt sống cổ. Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người không quan tâm và chủ quan trước tình trạng trên, cơn đau kéo dài sau một thời gian sẽ gây ra nhiều biến chứng. Lúc này rất khó điều trị dứt điểm bệnh, bên cạnh đó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, hoạt động của người bệnh.
Ở trường hợp nhẹ, bệnh mới phát tác, bạn có thể điều trị bằng các cách như: vật lý trí liệu, tập thể dục, uống thuốc, tiêm, châm cứu…tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn xấu có lẽ phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.
Mặc dù biết rằng, biện pháp phẫu thuật có thể chấm dứt tình trạng đau đớn mà hàng ngày người bệnh phải chịu đựng, nhưng biến chứng mổ thoát vị đĩa đệm, tác dụng phụ của nó gây ra là gì ? có lẽ bạn cũng cần tìm hiểu để biết rõ hơn về vấn đề này.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm có các cách sau :
+ Mổ hở, mổ nội soi
+ Đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm bị chệch ra ngoài làm cho khối thoát vị thu nhỏ và trở về vị trí cũ (thực chất đây là 1 phương pháp nội khoa có tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu)
+ Dùng hiệu ứng nhiệt tia laser để hủy phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài, giải phóng phần rễ thân kinh bị chèn ép.
Bất kì một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nào cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xảy ra ở vùng da bị rạch, bên trong đĩa đệm hoặc trong ống cột sống xung quanh các dây thần kinh.
Nếu chỉ bị nhiễm trùng ngoài da thì các bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh khoảng 5-7 ngày là khỏi, tùy thuộc vào mức độ.
Tuy nhiên nếu tình trạng nhiễm trùng liên quan đến ống sống hoặc đĩa đệm thì các bác sĩ có thể phải hút mủ và dùng kháng sinh liều cao cùng với rất nhiều rủi ro khác như nhiễm trùng huyết... có nguy cơ ảnh hưởng tới tình mạng của bệnh nhân.
Đây là một trong những biến chứng mổ thoát vị đĩa đệm thường gặp. Theo thống kê, có khoảng 10-15% bệnh nhân bị tái phát ở cùng một đĩa sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, không phải cứ phẫu thuật với chi phí tốn kém, chịu nhiều đau đớn, rủi ro là có thể khỏi được căn bệnh này mà luôn tiềm ẩn những nguy cơ tái phát trở lại. Thậm chí thoát vị đĩa đệm có thể tái phát ngay trong 6 tuần đầu tiên sau mổ hoặc bất kì lúc nào.
Dù đã được can thiệp phẫu thuật rồi nhưng cơn đau thắt lưng vẫn kéo đến ngay cả khi bạn không làm việc. Các dây thần kinh bị tổn thương do áp lực của các đĩa đệm bị thoát vị thực tế có thể không hồi phục hoàntoàn. Hơn nữa, các mô sẹo xung quanh các dây thần kinh sau phẫu thuật cũng gây đau đớn cho người bệnh.
Thông thường, thoát vị đĩa đệm là hậu quả của tình trạng thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lại có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa của những đốt sống ở phân đoạn cột sống liên quan. Với vùng cột sống đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ không còn khả năng hoạt động tốt nhất như ban đầu nữa và thoái hóa cột sống là biến chứng mổ thoát vị đĩa đệm sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
Là một trong những biến chứng mổ thoát vị đãi đệm cực kì nguy hiểm và là biến chứng cao nhất của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, khiến bệnh nhân không thể phục hồi trở lại. Tuy nhiên, chỉ ít trường hợp mắc phải biến chứng này.
Như vậy, mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp tồn tại nhiều biến chứng và tốn kém chi phí. Đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng mổ thoát vị đĩa đệm, nhiều người chọn cho mình cách điều trị bảo tồn an toàn và phù hợp với mọi thể trạng bệnh lý.