5 bí quyết dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

5 bí quyết dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vì thế những biện pháp để kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích luôn là vấn đề rất được quan tâm. Trong đó, can thiệp vào chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bệnh nhân được xem là một trong những biện pháp hết sức hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome - IBS) là một tình trạng mãn tính bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng này kể đến như đau bụng, bất thường nhu động ruột, táo bón, tiêu chảy,... Theo thống kê, có khoảng 10-15% dân số Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi hội chứng ruột kích thích.

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra biện pháp để điều trị khỏi hoàn toàn hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, thay đổi lối sống có thể là lựa chọn giúp người bệnh quản lý các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.

Trong số các biện pháp này, tuân thủ một số chế độ ăn kiêng được biết đến là cách hiệu quả để phòng tránh những khó chịu và các vấn đề đường ruột. Vì vậy, các bệnh nhân hội chứng ruột kích thích hãy ghi nhớ 5 bí quyết về dinh dưỡng dưới đây để có thể kiểm soát các triệu chứng của mình hiệu quả hơn.

1. Ghi chép nhật ký dinh dưỡng 

Nhật ký dinh dưỡng là một công cụ được sử dụng để giám sát những loại thực phẩm mà bệnh nhân hội chứng ruột kích thích đã sử dụng. Người bệnh sẽ tiến hành ghi chú về những gì mà mình đã ăn và trạng thái của bản thân sau khi ăn, cả về thể chất và tinh thần. Từ đó cho biết cách mà những loại thức ăn đã làm ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của bệnh nhân trước và sau khi sử dụng.

Theo Chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đường ruột Amanda Saoneda, nhật ký dinh dưỡng là một công cụ mạnh mẽ để một người biết được đường ruột của họ bị ảnh hưởng bởi thức ăn như thế nào. Nhờ vậy giúp bệnh nhân chọn lựa và cung cấp các thông tinh hữu ích đến chuyên gia dinh dưỡng hoặc đơn vị chăm sóc sức khỏe của họ.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích của một người có thể là hậu quả do một loại thức ăn nào đó gây nên. Dựa vào nhật ký dinh dưỡng, họ sẽ tìm ra được loại thực phẩm không thích hợp với cơ thể của mình và tránh sử dụng về sau.

5 bí quyết dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích - Ảnh 1.

Người mắc hội chứng ruột kích thích được khuyên nên ghi nhật ký dinh dưỡng mỗi ngày - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

5 thực phẩm giúp bảo vệ đường ruột của bạn

Chuyên gia: Việt Nam là nước ăn uống lành mạnh nhờ 4 thói quen của người Việt tốt cho hệ tiêu hóa

2. Thận trọng khi lựa chọn thực phẩm đã được đóng gói

Những loại thực phẩm tươi sống thường sẽ không gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa khi sử dụng. Tuy nhiên, các thành phần bổ sung được thêm vào trong quá trình đóng gói có thể gây một số tác động không mong muốn khác nhau.

Nói về vấn đề này, Chuyên gia dinh dưỡng Andrew Akhaphong cho biết, các loại thực phẩm đóng gói sẵn và đồ khô có thể chứa một số thành phần gây kích thích, chẳng hạn như hành, tỏi,... Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu về danh sách thành phần của các loại thực phẩm và chú ý đến các thành phần có thể gây kích thích trước khi họ ăn chúng.

3. Hạn chế sử dụng các chất thay thế đường

Một số chất thay thế đường có thể làm kích hoạt những triệu chứng của bệnh nhân hội chứng ruột kích. Chẳng hạn việc sử dụng các loại đường rượu dễ khiến bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.

Chuyên gia dinh dưỡng Sharon Puello giải thích, sự gia tăng các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích có liên quan đến việc sử dụng các loại đường rượu, chẳng hạn như sorbitol. Bên cạnh đó, những loại đường không năng lượng khác lại được ghi nhận làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột khi sử dụng.

5 bí quyết dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích - Ảnh 2.

Sử dụng các chất thay thế đường có thể làm nặng hơn các biểu hiện ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích - Ảnh: Internet

4. Thực hiện các khuyến cáo về chế độ ăn cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Dù rằng mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt và duy nhất, nhưng một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến phần đông số người sử dụng nó bị ảnh hưởng khi so sánh với những thực phẩm khác. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ một số các hướng dẫn cơ bản về chế độ ăn cho người mắc hội chứng rột kích thích, chẳng hạn như:

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao

- Tránh sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều gia vị, thức ăn cay,...

- Nói không với các chất kích thích như rượu, cà phê,...

- Không bỏ bữa

- Uống đủ lượng nước mỗi ngày

- Tăng cường sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan như yến mạch,...

5. Giữ cho bản thân cảm thấy thư giãn

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Cassie Madsen, không chỉ các loại thực phẩm mới làm kích hoạt những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, căng thẳng và lo lắng cũng có thể gây nên điều tương tự. Bởi hội chứng ruột kích thích là một tình trạng xảy ra do mối tương tác giữ ruột với hệ thần kinh.

Chính vì thế, cần giữ cho hệ thần kinh được thư giãn có thể giúp kiểm soát những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Hiệu quả này tương tự với việc bệnh nhân quản lý hội chứng ruột kích thích thông qua chế độ ăn uống.

Nguồn tham khảo: These 5 Nutrition Tips Can Help You Manage Your IBS


https://suckhoehangngay.vn/5-bi-quyet-dinh-duong-cho-benh-nhan-hoi-chung-ruot-kich-thich-20220421040643297.htm
Tác giả: QN