5 bệnh mạn tính dễ tiến triển thành ung thư

5 bệnh mạn tính dễ tiến triển thành ung thư
Bệnh mạn tính là bệnh không lây nhiễm, thường tiến triển kéo dài hoặc tái phát và thời gian bị bệnh rất lâu. Bệnh mạn tính có một số nhóm không gây nguy hiểm, tuy nhiên một số nhóm lại có nguy cơ tiến triển thành khối u ác tính.

Hầu hết các bệnh mạn tính đều không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi và cũng không tự biến mất. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mạn tính, đa số xuất phát từ việc người bệnh chủ qua ngó lơ và không có ý thức điều trị triệt để khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Mối nguy hiểm nhất khi bị bệnh mạn tính là chúng có thể tiến triển thành bệnh ung thư rồi di căn đến các cơ quan nội tạng khác. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, có 5 bệnh mạn tính dễ tiến triển ung thư nhất bao gồm: polyp đại trực trực tràng, bệnh phổi mạn tính, bệnh gan mạn tính, tăng sản tuyến vú, viêm dạ dày mạn tính.

1. Polyp đại trực tràng

Polyp là những khối u ở thành ruột hoặc trực tràng, chúng có thể lành tính hoặc ác tính. Nguy hiểm nhất là khi có quá nhiều khối u dạng này xuất hiện trong ruột già, được gọi là đa polyp đại trực tràng. Mặc dù là khối u lành tính nhưng đây nguy cơ tiến triển thành ung thư là rất cao do việc tăng sinh quá mức của khối u, không được biệt hóa sẽ trở nên ác tính.

Dựa trên các nghiên cứu y khoa, cho thấy tỷ lệ tiến triển thành ung thư của polyp đại trực tràng tương đối cao. Chúng thường bắt đầu phát bệnh tại đường tiêu hóa của bệnh nhân và ở ruột là phổ biến nhất. Đặc biệt, u tuyến thượng thận lớn hơn 1cm sẽ có tỷ lệ ung thư lên đến 40% so với bình thường.

Người ta gọi các polyp là tổn thương tiền ung thư, điều này cho thấy đây không phải là căn bệnh mạn tính thông thường mà chính là tiền để để khối u ác tính phát triển. Lúc này cần điều trị triệt để và theo dõi những bất thường sau đó.

2. Bệnh phổi mạn tính

Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính biểu hiện trên hình ảnh x-qaung có một hoặc nhiều nốt sần, thường xuất phát từ các bệnh mãn tính về phổi. Nếu nốt sần đó có kích thước khoảng 1cm thì có thể sẽ phát triển thành ung thư, và nặng hơn là đường kính 3cm thì tỷ lệ ung thư còn đạt đến 90 – 95%.

3. Tăng sản tuyến vú

Tăng sản tuyến vú là bệnh liên quan đến tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trung niên từ 30-50 tuổi. Căn bệnh này hoàn toàn có thể tiến đến ung thư vú nếu không được điều trị kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng sản tuyến vú, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, stress, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ảnh hưởng đến sự phát triển của vòng 1. Đây đều là những yếu tố nguy cơ khiến bệnh ung thư ấp ủ trong cơ thể.

Ảnh 3.

Phụ nữ trong độ tuổi nào cũng cần đi thăm khám định kỳ, nhất là sau độ tuổi 30. Siêu âm vú và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng giúp phụ nữ lường trước được những nguy cơ gây bệnh.

4. Bệnh gan mãn tính

Bệnh gan mạn tính thường gặp như xơ gan, viêm gan B, viêm gan C...đều có thể trở thành ung thư gan nếu không được điều trị sớm. Mặt khác nếu không tiến triển thành ung thư gan thì bản thân các bệnh về gan cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Đối với các bệnh về gan, đặc biệt là xơ gan cần tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện lối sống lành mạnh. Đây là căn bệnh phổ biến thưo

5. Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Bệnh có thể xảy ra bất ngờ và thường gọi là viêm dạ dày cấp tính, còn nếu kéo dài sẽ là viêm dạ dày mãn tính. Thông thường, bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày rồi trở thành ung thư.

Trong các bảng xếp hạng của Trung Quốc, tỷ lệ tử vong ở ung thư dạ dày chỉ xếp sau ung thư phổi - loại ung thư nguy hiểm số 1 hiện nay. Viêm dạ dày thường phát bệnh ở những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Ngoài đau dạ dày ra, nôn ra máu hoặc có máu trong phân cũng là dấu hiệu để nhận biết bạn đang mắc chứng viêm dạ dày. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu dù chỉ nhỏ nhất nhé.


Tác giả: Minh ngọc