4 thói quen xấu có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản

4 thói quen xấu có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường xảy ra vào mùa lạnh. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những thói quen xấu hàng ngày.

Mùa lạnh là thời điểm viêm phế quản xuất hiện phổ biến. Lúc này, người bệnh thường rất dễ bị tấn công bởi các loại vi rút, vi khuẩn. Bên cạnh đó, một số thói quen hàng ngày cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh chủ quan. Cùng tìm hiểu về các thói quen xấu có thể gây ra bệnh viêm phế quản trong bài viết sau.

1. Chủ quan trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh viêm phế quản và trào ngược dạ dày thực quản có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn tác động đến hệ thống thanh quản và phế quản.

Axit dịch vị sẽ khiến thanh quản bị bào mòn hay thậm chí là tổn thương nghiêm trọng. Khi thanh quản bị tổn thương, vi khuẩn và virus sẽ có cơ hội tấn công phế quản và gây viêm. Do đó, nếu không được điều trị, trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản.

2. Hút thuốc lá chủ động và thụ động

Hệ thống hô hấp tự nhiên thường được trang bị hàng rào bảo vệ để chống lại các yếu tố gây bệnh. Khí quản là hàng rào đầu tiên của đường hô hấp trên. Nó có tác dụng lọc khí, ngăn chặn vi khuẩn, vi rút từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Khi hút thuốc, khói thuốc sẽ phá vỡ hàng rào này qua các con đường như mũi và miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm đường hô hấp và bệnh viêm phế quản.

4 thói quen xấu có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản - Ảnh 2.

Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây ra tác hại dẫn đến bị trào ngược dạ dày - Ảnh minh họa

Không chỉ có người hút thuốc, việc hút thuốc lá thụ động cũng gây ra rất nhiều tác hại. Cụ thể như sau:

- Làm giảm khả năng vận động của các tế bào niêm mạc phế quản.

- Tăng tình trạng tiết chất nhầy ở một số tuyến.

- Kích thích các bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu protein khiến phế quản co thắt.

- Gây tổn thương đến cấu trúc của các sợi lông mao bên trong phổi. Khi bị tổn thương, các lông mao này sẽ tạo thành các mảnh vụn lưu lại trong phổi, phế quản. Tuy có kích thước nhỏ, nhưng chúng vẫn có thể gây các cơn ho cho người bệnh viêm phế quản.

3. Không giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Các căn bệnh liên quan đến hô hấp có xu hướng diễn biến phức tạp vào mùa lạnh. Trong đó, viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do không giữ ấm cơ thể đúng cách khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Do đó để phòng tránh bệnh viêm phế quản vào mùa lạnh, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Hạn chế ra khỏi nhà khi nhiệt độ xuống quá thấp.

- Giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài, nhất là các bộ phận như: cổ, ngực, mũi, yết hầu.

- Hạn chế ăn các loại thức ăn lạnh.

4 thói quen xấu có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản - Ảnh 3.

Hạn chế ăn thức ăn lạnh - Ảnh minh họa

- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

- Giữ môi trường sống kín gió hoặc trang bị thêm các thiết bị sưởi ấm.

- Không uống các loại đồ uống có cồn trước khi ra khỏi nhà. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ trúng gió và cảm lạnh khi tiếp xúc với không khí lạnh.

- Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản.

- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản.

4. Lười vệ sinh các bộ phận hô hấp

Mũi và miệng và các bộ phận hô hấp rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh, vi khuẩn sẽ tích tụ và gây cản trở quá trình hô hấp, một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phế quản.

Do đó, để phòng tránh viêm phế quản, bạn nên thường xuyên vệ sinh các bộ phận hô hấp. Đối với răng miệng, bạn nên vệ sinh ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, mũi cũng cần được làm sạch nhẹ nhàng bằng các loại nước muối sinh lý chuyên dụng.

Các thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phế quản. Hãy hạn chế các thói quen này để có thể nói "không" với viêm phế quản.


Tác giả: Thùy Dung