4 sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị vảy nến khiến bệnh trầm trọng hơn

4 sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị vảy nến khiến bệnh trầm trọng hơn
Vảy nến là bệnh da liễu không thể điều trị dứt điểm nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa bùng phát. Người bệnh không nên dùng các loại thuốc chưa được kiểm chứng, dùng corticosteroid cần được chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.

Vảy nến là bệnh da liễu, đây là tình trạng miễn dịch mãn tính gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các tế bào da.

Trên tông màu da sáng, bệnh vảy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu hồng hoặc đỏ với vảy trắng bạc. Trên da sẫm màu, bệnh sẽ xuất hiện dưới dạng các mảng màu tím hoặc nâu sẫm với vảy màu xám.

Các tác nhân môi trường thường khiến các triệu chứng của bệnh vảy nến bùng phát. Mặc dù hiện tại không thể chữa khỏi các triệu chứng này, nhưng những phát triển gần đây trong phương pháp điều trị bệnh vảy nến có thể giảm số đợt bùng phát và mức độ nghiêm trọng của chúng.

1. Sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị bệnh vảy nến

- Bỏ qua sức khoẻ tinh thần

Nhiều người thường chú trọng đến điều trị các triệu chứng bên ngoài của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, căng thẳng có thể làm cho bệnh vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, người bị vảy nên cố gắng duy trì tinh thần tự tin, lạc quan và vui vẻ. Một số bài tập giúp bạn thư giãn tốt hơn như thở sâu, thiền, yoga, đi bộ, …

- Dùng thuốc tràn lan trên mạng

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị chấm dứt được tình trạng vảy nến, chỉ có thuốc cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, trên mạng tràn lan quảng cáo về các loại thuốc trị dứt điểm bệnh vảy nến. Người dùng dễ dàng tin tưởng nên đã mua và dùng các loại thuốc này. Hậu quả là nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, xuất hiện những biến chứng như da bong tróc toàn thân; mưng mủ; rỉ dịch; khớp tay, chân, gối sưng đỏ, …

Theo các bác sĩ, đa phần các loại thuốc được quảng cáo đều có chứa corticosteroid nên khi sử dụng, làn da sẽ mịn hơn và triệu chứng cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, đến khi dừng thuốc bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, da toàn thân bị tróc vảy, có mủ và làm sưng đau các khớp. Khi dùng thuốc có chứa corticosteroid cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi. 

4 sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị vảy nến khiến bệnh trầm trọng hơn - Ảnh 2.

Dùng thuốc tràn lan trên mạng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bị vảy nến (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Phân biệt bệnh vảy nến với bệnh viêm nang lông

Bị bệnh vảy nến nên ăn gì và kiêng gì?

- Để cho da quá khô

Để điều trị và phòng tránh bệnh vảy nến bùng phát, người bệnh cần giữ ẩm cho da thường xuyên, không nên tắm nước quá nóng, hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm hay dầu gội có tính tẩy rửa mạnh.

Mặc dù vậy, nhiều bệnh nhân bị vảy nến chưa thực hiện tốt các biện pháp này, đặc biệt việc dưỡng ẩm cho da thường bị bỏ qua.

- Sử dụng rượu bia

Sử dụng rượu có thể gây bùng phát bệnh vảy nến. Nếu bạn uống quá nhiều, bệnh vảy nến có thể bùng phát thường xuyên hơn hoặc làm giảm hiệu quả khi đang trong quá trình điều trị.

Do đó, cách tốt nhất là nên tránh xa rượu bia cũng như các loại nước uống, thực phẩm có chất kích thích để đảm bảo sức khỏe.

2. Các phương pháp điều trị vảy nến

Bệnh vảy nến không có thuốc trị dứt điểm nên các loại thuốc điều trị sẽ nhằm mục đích: giảm viêm và vảy, làm chậm sự phát triển của tế bào da, loại bỏ mảng bám, … Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Thuốc

Nếu bạn bị vảy nến nhẹ, một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng như:

+ Kem hoặc thuốc mỡ thoa lên da để làm giảm các triệu chứng bong vảy, phù hợp cho những trường hợp bị bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình.

+ Kem hydrocortisone: Những loại kem này làm giảm viêm và làm dịu ngứa.

+ Axit salicylic: Điều này có thể giúp giảm sưng và loại bỏ vảy, thường gặp ở những người bị bệnh vẩy nến da đầu.

+ Thuốc chống ngứa: Chúng bao gồm các sản phẩm có chứa calamine, hydrocortisone, long não hoặc tinh dầu bạc hà.

- Phương pháp điều trị tại chỗ

Mọi người có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ trực tiếp lên da, phù hợp cho các triệu chứng nhẹ đến trung bình và nhằm mục đích làm chậm sự phát triển của tế bào da, giảm viêm và làm dịu ngứa hoặc khó chịu.

Những phương pháp điều trị này có sẵn trên quầy hoặc theo toa, bao gồm thuốc không steroid và steroid, chẳng hạn như: corticosteroid, vitamin D tổng hợp, retinoids, kem pimecrolimus và thuốc mỡ tacrolimus.

4 sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị vảy nến khiến bệnh trầm trọng hơn - Ảnh 3.

Khi dùng thuốc điều trị vảy nến cần sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ (Ảnh: Internet)

- Quang trị liệu

Quang trị liệu là ứng dụng cho da tiếp xúc với một số loại đèn và laser dưới sự kiểm soát của y tế. Ánh sáng có thể làm chậm sự phát triển của tế bào, ức chế hoạt động miễn dịch và giảm kích ứng.

- Biện pháp khắc phục tại nhà

Vảy nến dễ bùng phát nếu như người bệnh không có chế độ chăm sóc phù hợp. Vì vậy, để giảm thiểu các nguy cơ bệnh tái phát và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, mọi người có thể áp dụng một số cách sau:

+ Giữ ẩm cho da thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm được bác sĩ kê đơn.

+ Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

+ Không nên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia

+ Duy trì chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm giúp giảm và ngăn ngừa viêm của cơ thể như omega-3, vitamin C, E, beta-carotene và selenium, … Một số thực phẩm giàu các dưỡng chất này, chẳng hạn: cá, rau xanh, hoa quả họ cam quýt, dầu oliu…

Ngoài ra, người bị vảy nến nên kiêng những thực phẩm như thịt đỏ, sữa, gluten (chất này có trong lúa mì, lúa mạch), Nightshade (những thực phẩm có chất này như cà chua, khoai tây, cà tím, ớt).

Nhìn chung, vảy nến là bệnh không rõ nguyên nhân, khó có thể điều trị dứt điểm. Để đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả và phòng tránh nguy cơ bùng phát bệnh, mọi người nên đến bệnh viện thăm khám và xin lời khuyên từ bác sĩ. Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc điều trị mà không có chỉ định và hướng dẫn từ người có chuyên môn. 

Nguồn tham khảoWhat to know about psoriasis


Tác giả: Vân Anh