4 sai lầm thường gặp khi chế biến thịt, làm thế nào để ăn thịt đúng cách giảm nguy cơ ung thư dạ dày?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
4 sai lầm thường gặp khi chế biến thịt, làm thế nào để ăn thịt đúng cách giảm nguy cơ ung thư dạ dày?
Thịt đỏ là thực phẩm không thể thiếu đối với đời sống của con người. Thịt chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, tuy nhiên ăn thịt sai cách cũng chính là thủ phạm gây hàng loạt bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Vậy làm thế nào để ăn thịt đúng cách giảm nguy cơ ung thư dạ dày?

Chế độ ăn uống chiếm tới 35% gây bệnh ung thư. Đa số chúng ta đều có thói quen tiêu thụ thịt là chủ yếu. Thịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp nuôi sống con người, tuy nhiên ăn thịt  sai cách có thể khiến bạn mắc ung thư nhanh chóng, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. 

Mặc dù nghiên cứu ăn thịt đỏ có gây ung thư không chưa được khẳng định chắc chắn, tuy nhiên có một số lĩnh vực mà khoa học đang nghiên cứu bao gồm:

- Chất béo bão hòa có liên quan đến ung thư dày dày, ruột già, ung thư vú, cũng như bệnh tim.

- Chất gây ung thư hình thành khi thịt được chế biến.

- Sắt Heme, loại sắt tìm thấy trong thịt, có thể sinh ra các hợp chất gây tổn hại tế bào dẫn đến ung thư.

Món ăn nào cũng cần được chế biến đúng cách để phát huy công dụng của thực phẩm và ngược lại, nếu chế biến sai cách, bạn có thể đang rước bệnh vào chính mình. Vậy làm thế nào để ăn thịt đúng cách giảm nguy cơ ung thư dạ dày và các bệnh ung thư nguy hiểm khác?

1. Thịt nấu quá nhừ dễ gây ung thư

Nhiều gia đình có thói quen ninh thịt thật nhừ, càng nhừ càng tốt, các món ăn này thường kể đến như thịt kho, thịt hầm, canh thịt... Thậm chí xương cũng cho vào nồi áp suất hầm đến mức xương thật mềm.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nấu thịt ở nhiệt độ từ 200°C đến 300°C, các axit amin, hợp chất creatine, đường, và các chất tổng hợp vô hại có trong các loại thịt sẽ phát sinh phản ứng hóa học để hình thành các axit amino aromatic. Trong axit amino aromatic có chứa 12 loại chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ung thư, có nguy cơ ung thư dạ dày. 

Trong bối cảnh thực phẩm nhiễm chất độc ngày càng gia tăng, chuyên gia khuyến cáo bạn không nên nấu thịt quá lâu, chỉ nên ninh đủ mền, nếu thấy bọt khí xuất hiện khi nấu thì nên vớt bỏ ngay,  điều này giúp làm giảm ảnh hưởng của axit amino aromatic gây ra.

4 sai lầm thường gặp khi chế biến thịt, làm thế nào để ăn thịt đúng cách giảm nguy cơ ung thư dạ dày? - Ảnh 2.

2. Chiên rán các loại thịt ướp muối

Ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác. Thói quen ướp thịt với muối và nước mắm của người Việt vô hình chung khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Các loại thịt ướp muối, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư là nitroso pyrrolidine. Vì vậy, các thực phẩm như cá muối, thịt muối, xúc xích, giăm bông,... tránh chiên trực tiếp dưới dầu.

Bạn nên luộc qua các loại thực phẩm trên để chất nitrosamine thoát ra bằng cách bốc hơi nước. Đồng thời, có thể cho thêm một chút giấm gạo vào dầu trước khi chiên, vì giấm có tác dụng phân hủy muối nitrit và nó có thể khử trùng.

3. Ăn quá nhiều thịt nạc dễ bị xơ vữa động mạch

Sai lầm khi cho rằng ăn nhiều thịt nạc sẽ tốt cho sức khỏe, duy trì cân nặng mà vẫn thu nạp được chất dinh dưỡng vào trong cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ăn nhiều thịt nạc không hẳn là tốt. 

Khoa học cho rằng, hàm lượng methionine có trong thịt nạc tương đối cao. Methionine dưới sự xúc tác của một số enzym sẽ biến đổi thành homocysteine, lượng homocysteine trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Các thí nghiệm trên động vật chỉ ra rằng, homocysteine có thể làm tổn thương các tế bào nội mô và hình thành các mảng xơ vữa động mạch điển hình, gây ra các bệnh về tim mạch. Do đó, cần ăn thịt nạc với số lượng thích hợp, không phải ăn càng nhiều thịt nạc càng tốt.

4. Rửa thịt lợn bằng nước nóng dẫn đến mất chất dinh dưỡng

Nhiều bà nội trợ có thói quen rửa thịt qua nước nóng để làm sạch các vi khuẩn và tạp chất dính trên thịt. Tuy nhiên, thói quen này sẽ làm mất đi dinh dưỡng có trong thịt lợn. 

Trong cơ và mỡ của thịt lợn có chứa lượng lớn protein, khi thịt rửa bằng nước nóng, lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra lượng protit hòa tan còn chứa các chất như như axit hữu cơ, axit glutamic và natri glutamate và các thành phần khác, những chất này mất đi sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. 

Chính vì vậy bạn nên rửa thịt dưới vòi hoa sen và rửa bằng nước lạnh để vừa vệ sinh được thịt, vừa giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong thịt. 


Tác giả: TMH