4 sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa

4 sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, bé thường dễ mắc các bệnh tai mũi họng do hệ miễn dịch kém, virus và vi khuẩn phát triển mạnh dễ tấn công trẻ.

Trẻ em trong độ tuổi từ sáu tháng đến hai tuổi dễ bị nhiễm trùng tai và mũi hơn trẻ lớn hơn và người lớn do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển để chống lại các vi rút và vi khuẩn thông thường. Các bệnh tai mũi họng ở trẻ em có thể bao gồm từ cảm lạnh, cúm đến dị ứng và đau nhức tai.

1. Các vấn đề tai mũi họng ở trẻ em

- Tai

Khi trẻ kêu đau tai, bố mẹ nên chú ý đưa con đi thăm khám vì có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng ống tai (viêm tai ngoài) có thể kèm theo là đau và chảy mủ, hoặc nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa) với triệu chứng đau hoặc giảm thính lực.

4 sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa - Ảnh 2.

Trẻ dễ bị viêm tai ngoài và tai giữa (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Bảo vệ trẻ khỏi 4 căn bệnh thường gặp vào mùa thu

Hậu Covid ở trẻ em kéo dài bao lâu? Cần làm gì để khắc phục?

- Mũi

Đường mũi ở trẻ thường nhỏ hơn nên chúng dễ bị tắc nghẽn hơn. Nghẹt hoặc khó chịu ở mũi có nhiều nguyên nhân, bao gồm chất nhầy khô, tuyến lệ phì đại, sưng mô ở hai bên mũi, lệch vách ngăn, hoặc (đặc biệt là ở trẻ nhỏ) dị vật chèn vào lỗ mũi.

Trẻ con bị sổ mũi vào thời điểm giao mùa rất phổ biến nhưng không phải tất cả các trường hợp sổ mũi đều do vi rút cảm lạnh thông thường mà còn do nhiều bệnh lý khác.

Viêm mũi cũng là bệnh về mũi trẻ em thường mắc khi thời tiết thay đổi. Sự sưng tấy của các lỗ thông mỏng manh gây ra nghẹt mũi, chảy nước mũi và đôi khi đau nếu các xoang cũng bị viêm. Nếu con bạn có các triệu chứng dai dẳng, rất có thể trẻ đã bị viêm mũi dị ứng, do một số bệnh dị ứng thông thường:

+ Phấn hoa

+ Lông vật nuôi trong nhà

+ Bụi

+ Thức ăn

 + Nấm mốc

Những dị ứng này cũng có thể gây ra tình trạng tích tụ dịch tiết ở tai giữa (tai dạng keo) ảnh hưởng đến thính giác.

4 sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa - Ảnh 3.

Sổ mũi là tình trạng nhiều bé gặp phải khi thời tiết thay đổi (Ảnh: Internet)

Chảy máu mũi là bệnh trẻ em dễ gặp, có thể chỉ là do các hoạt động vui chơi hàng ngày, ngoáy mũi hoặc cảm lạnh, nhiễm trùng xoang. Tuy nhiên, nếu con bạn bị chảy máu cam thường xuyên, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân.

- Họng

Trẻ thường mắc các bệnh về họng trong thời điểm giao mùa do sự phát triển mạnh của vi khuẩn, virus mà hệ miễn dịch của trẻ còn suy yếu.

Đau họng là bệnh phổ biến nhất mà trẻ em thường gặp. Đau họng là do vi rút gây ra, có thể là dấu hiệu của viêm họng, cảm lạnh, … nhưng đôi khi không giữ ấm cho vùng cổ cũng có thể gây ra tình trạng này.

2. 4 sai lầm khiến trẻ mắc các bệnh tai mũi họng

Khi thời tiết chuyển mùa, bố mẹ không chú trọng bảo vệ sức khoẻ cho con, các bé sẽ rất dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. Một số điều bố mẹ thường không lưu ý, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ở con như:

- Không chú trọng đến hệ miễn dịch của con

Nhiều cha mẹ thường có thói quen cho con ăn uống theo sở thích, cố gắng nhồi nhét cho con ăn thật nhiều nhưng không chú trọng đến dinh dưỡng.

Khi hệ miễn dịch của bé được nâng cao sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh do virus, vi khuẩn tấn công.

- Không vệ sinh tai mũi họng cho trẻ

Do các cha mẹ không vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ, nên vi khuẩn dễ dàng thâm nhập từ bên ngoài, gây bệnh cho con.

4 sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa - Ảnh 4.

Hệ miễn dịch suy giảm làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công trẻ (Ảnh: Internet)

- Không vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Thời điểm giao mùa là thời gian vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển mạnh. Nếu không vệ sinh nhà cửa thường xuyên, các loại vi khuẩn, nấm mốc này sẽ dễ tấn công, gây bệnh cho các bé và cả gia đình, nhất là các bệnh về đường hô hấp.

- Không giữ ấm cho bé khi thời tiết chuyển lạnh

Trẻ em rất dễ bị tổn thương vì hệ miễn dịch còn kém. Các bộ phận như họng, mũi dễ bị tấn công. Vì vậy, nếu thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển lạnh mà bé không được giữ ấm sẽ dễ dẫn tới mắc bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, đau họng, …

3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tai mũi họng ở trẻ em

Bệnh tai mũi họng ở trẻ nhỏ có thể ngăn ngừa bằng một số biện pháp sau đây:

- Tăng cường miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ khoẻ mạnh cũng sẽ giúp bé phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Cha mẹ có thể bổ sung cho bé một số thực phẩm như:

Sữa chua có chứa các vi trùng hữu ích được gọi là men vi sinh. Những sinh vật này sống trong ruột của bạn, có thể cải thiện cách cơ thể bạn sử dụng thức ăn. Nhưng chúng cũng rất quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Trẻ em uống sữa chua có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng liên cầu khuẩn thấp hơn 19%.

Quả óc chó có axit béo omega-3 lành mạnh, tốt cho cơ thể. Omega-3 có thể làm giảm số lượng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó rất dễ rắc vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hoặc vào ngũ cốc.

Những sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa - Ảnh 5.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin sẽ giúp bé phòng ngừa nhiều bệnh tật (Ảnh: Internet)

Trái cây và rau. Để cải thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung những loại có nhiều vitamin C, như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh và khoai lang.

Ngoài ra, việc kết hợp ăn uống nhiều loại thực phẩm khác như cá, trứng, thịt, vẫn là điều cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng cho con.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa

Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm mốc gây bệnh trong nhà. Các gia đình nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ các phòng thông thoáng, nhất là phòng bếp.

Ban ngày, nên mở cửa, đặc biệt khi có ánh nắng mặt trời. Như vậy, có thể ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

4 sai lầm làm trẻ mắc bệnh tai mũi họng khi giao mùa - Ảnh 6.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho bé (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ

Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ bị nghẹt mũi, ho, … Lưu ý, khi vệ sinh tai, mũi cho bé nên nhẹ nhàng tránh làm tổn thương các bộ phận này.

- Giữ ấm cho bé

Khi thời tiết hơi se lạnh hoặc là đi ngủ vào ban đêm có dùng quạt hoặc điều hoà, cha mẹ nên giữ ấm cho con, nhất là vùng cổ, ngực và bụng.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh cho trẻ, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho bé, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, không cho con ngậm tay, ngoáy mũi, …

4. Một số lưu ý khi trẻ bị các bệnh về tai mũi họng

Khi trẻ bị các bệnh về tai mũi họng, để điều trị cho bé một cách an toàn, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Không tự ý dùng kháng sinh cho bé. Nhiều bệnh lý ở trẻ không cần dùng kháng sinh mà vẫn có thể khỏi theo thời gian. Hơn nữa, nếu tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tuỷ của trẻ.

Vì vậy, nếu bệnh lý của trẻ trở nặng, không thuyên giảm nên đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn và điều trị.

- Trẻ có triệu chứng gì thì dùng thuốc (kê đơn) để làm giảm các triệu đó, chẳng hạn sốt cao dùng thuốc hạ sốt, ho dùng siro, ... 

- Đảm bảo dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp. Nếu trẻ bị đau họng, chán ăn nên lựa chọn những món ăn như cháo, súp, sữa, ... 

Kết luận lại, vào thời điểm giao mùa trẻ dễ mắc các bệnh tai mũi họng. Vì vậy, cha mẹ chú ý đến chế độ ăn uống, lối sống, sinh hoạt và không gian sống để phòng ngừa bệnh cho con. Khi bé có dấu hiệu bệnh, nên đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

Immunity-Boosting Snacks for Kids

COMMON CHILDHOOD ENT DISORDERS


https://suckhoehangngay.vn/4-sai-lam-lam-tre-mac-benh-tai-mui-hong-khi-giao-mua-2022091214513591.htm
Tác giả: Vân Anh