4 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
4 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai
Viêm mũi dị ứng là vấn đề khá thường gặp trong thai kỳ. Mặc dù có nhiều phương pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng, nhưng bác sĩ phải đánh giá và lựa chọn rất cẩn thận để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, nhằm tránh các rủi ro tiềm ẩn cho thai nhi.

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Đây là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai lành tính nhất. Bà bầu chỉ cần mua nước muối sinh lý có sẵn ở các hiệu thuốc, xịt vào mỗi bên mũi khoảng 3 lần. Giữ nước muối trong mũi khoảng 15 giây rồi hỉ nhẹ ra. Ngày thực hiện từ 2 - 3 lần.

Rửa mũi sẽ giúp giảm triệu chứng nghẹt thở ngay tức khắc, giúp làm ẩm và tống chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây dị ứng ra ngoài. Mũi được làm sạch sẽ giúp khỏi viêm nhanh hơn.

2. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể histamine để triệt tiêu các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Thuốc kháng histamine hoạt động thông qua lưu lượng máu của mẹ đến các vị trí mũi. Do đó, tất cả các thuốc kháng histamine đều có khả năng đi qua nhau thai và đến máu thai nhi. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn thuốc kháng histamine để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai.

- Các thuốc kháng histamine bà bầu cần tránh là diphenhydramine, chlorpheniramine, clemastine, promethazine, hydroxyzine và dimenhydrinate.

- Một số loại thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai như Cetirizine, desloratadine, fexofenadine và loratadine.

Thuốc kháng histamine có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, mờ mắt. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu các tác dụng phụ tiến triển nghiêm trọng.

3. Xịt thuốc mũi

3.1. Thuốc xịt mũi

Là những loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng, nhưng không có tác dụng tức thời nên cần xịt đều đặn và lâu dài.

Thuốc xịt mũi được ưu tiên hàng đầu để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai là Cromolyn vì nó an toàn khi tiếp xúc. Nếu không đáp ứng được với thuốc Cromolyn, bác sĩ có thể chỉ định sang các loại thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid như budesonide, flnomasone và beclomethasone.

Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid là những thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai cho hiệu quả cao vì nó trực tiếp tiếp xúc các vị trí thụ thể trong niêm mạc mũi.

Cần lưu ý, thuốc chứa Corticosteroid chỉ nên sử dụng dạng xịt, bởi tính chất hấp thụ thấp. Thuốc Corticosteroid dạng tổng hợp dễ đi vào hệ tuần hoàn và máu của bà bầu, có thể gây dị tật thai nhi.

3.2. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thuốc thường được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai cho những trường hợp triệu chứng nặng, gây khó chịu cho người bệnh, cần giảm thiểu triệu chứng nhanh chóng.

Thuốc thông mũi chỉ nên sử dụng khi bà bầu đã dùng thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid và thuốc kháng histamine mà không hiệu quả.

Một số loại thuốc thông mũi giúp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai an toàn là Pseudoephedrine và phenylephrine. Đây là thuốc gây co mạch nên có thể gây co thắt tử cung, làm giảm lưu lượng ở tử cung, cần tránh dùng ở 3 tháng đầu thai kỳ.

4. Liệu pháp miễn dịch điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Liệu pháp miễn dịch rất hữu ích để cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bằng cách tăng miễn dịch của cơ thể đối với các dị nguyên. Mặc dù nó được coi là an toàn để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, nhưng việc bắt đầu điều trị khi có thai không được khuyến khích vì các phản ứng toàn thân có thể xảy ra.

Nếu đang được điều trị miễn dịch trước khi có thai thì bạn có thể tiếp tục sử dụng phương pháp này trong thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể giảm liều tiêm miễn dịch xuống 50% để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, nhưng điều quan trọng là bà bầu cần đến bệnh viện để thăm khám và tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai tại nhà.


Tác giả: Mai Nhung