4 nguyên tắc nên và không nên khi lựa chọn nước rửa tay khô theo khuyến cáo của CDC

4 nguyên tắc nên và không nên khi lựa chọn nước rửa tay khô theo khuyến cáo của CDC
Dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô là một lựa chọn không thể thiếu của nhiều người trong mùa dịch Covid-19

Chọn nước rửa tay khô (dung dịch sát khuẩn tay) như thế nào? Thành phần ra sao để loại bỏ virus covid-19 nói riêng và các mầm bệnh ra khỏi tay đúng cách nhất? Dưới đây là 4 nguyên tắc "vàng" khi lựa chọn nước rửa tay khô theo khuyến cáo của CDC.

Lưu ý rằng, các chuyên gia vẫn khuyên rằng, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch vẫn là cách phòng ngừa sự lây nhiễm virus SARS-COV-2 tốt hơn nhiều so với dùng dung dịch sát khuẩn (nước rửa tay khô).

Để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh, bao gồm COVID-19, CDC khuyến nghị rửa tay bằng xà phòng và nước bất cứ khi nào có thể vì nó giảm nhiều loại mầm bệnh và hóa chất có trên tay. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, việc dùng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu là 60% có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan mầm bệnh cho người khác.

1. Cách lựa chọn dung dịch nước rửa tay khô

Dung dịch sát khuẩn chứa cồn được bày bán rất nhiều trên thị trường với nhiều kích thước, màu sắc, hương liệu khác nhau với các thành phần cũng khác nhau. Vì thế, khi lựa chọn nước rửa tay khô, cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

1.1. Nên

- Nên chọn dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn tối thiểu là 60% (thường được liệt kê trên nhãn với tên gọi là ethanol, cồn ethyl, isopropanol, hoặc 2-propanol).

4 nguyên tắc nên và không nên khi lựa chọn nước rửa tay khô theo khuyến cáo của CDC - Ảnh 2.

Nên chọn dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn tối thiểu là 60% (Ảnh: Internet)

Tại sao phải đạt nồng độ cồn trên 60%?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng với dung dịch sát khuẩn chứa từ 60% - 95% cồn sẽ có hiệu quả diệt virus cao hơn so với các loại có nồng độ cồn thấp hơn. Nếu như nồng độ cồn dưới 60% thì dung dịch chỉ có tác dụng giảm sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt được chúng một cách triệt để.

- Cần làm theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn

- Kiểm tra trong Danh sách những thành phần có thể và không thể sử dụng trong nước rửa tay của FDA để bảo vệ sức khỏe.

1.2. Không nên

- Chọn dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn dưới mức 60%

- Không mua dung dịch sát trùng mà ngoài nhãn ghi "không chứa cồn"

- Không mua nước rửa tay khô đóng trong chai có hình dáng tương tự như chai đựng đồ uống bình thường hay thực phẩm.

FDA cảnh báo về những loại dung dịch rửa tay đóng gói như thực phẩm hoặc đồ uống có chứa hương vị thực phẩm có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng nếu ăn/uống phải.

1.3. Cách sử dụng

Khi dùng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn:

Nên:

- Chà gel sát khuẩn lên toàn bộ bề mặt của bàn tay và ngón tay cho tới khi tay khô hẳn

4 nguyên tắc nên và không nên khi lựa chọn nước rửa tay khô theo khuyến cáo của CDC - Ảnh 4.

Cần chà gel rửa tay cho tới khi khô hẳn (Ảnh: Internet)

- Hãy giữ dung dịch sát khuẩn tay tránh vương vào mắt

- Bào quản xa tầm với và tầm nhìn của trẻ nhỏ

- Nếu cho trẻ sử dụng dung dịch sát khuẩn, cần giám sát chặt chẽ.

Không nên:

- Rửa hoặc lau sạch dung dịch nước rửa tay khô có chứa cồn trước khi chúng khô lại. Điều này có thể khiến tác dụng chống lại mầm bệnh bị giảm xuống

- Không nên dùng dung dịch sát khuẩn tay để làm sạch các bề mặt do đây không phải là dung dịch tẩy rửa bề mặt chuyên dụng như dung dịch vệ sinh hay nước khử trùng.

- Không để nước rửa tay khô tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

- Tuyệt đối không nuốt dung dịch sát khuẩn có chứa cồn vì sẽ bị ngộ độc.

2. Một số thông tin về nước rửa tay chứa Ethanol

Ethanol, hoặc rượu etylic, là một loại rượu trong suốt, không màu, có mùi nồng. Đây là một thành phần trong nhiều loại nước rửa tay. Nó có hiệu quả trong việc tiêu diệt một loạt vi khuẩn và virus.

Ngoài việc là thành phần có trong nước rửa tay thì Ethanol có thể được dùng làm thành phần trong một số loại dung môi hoặc với tỷ lệ khác như một chất khử trùng hay còn gọi là cồn tẩy rửa.

Theo CDC thì ethanol có đặc tính kháng khuẩn nhờ cơ chế phá vỡ cấu trúc protein của các loại vi khuẩn hay virus. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ethanol có tác dụng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn như E.Coli và Staphylococcus aureus. Ethanol cũng có hiệu quả chống lại vi khuẩn salmonella typhi, gây thương hàn.

4 nguyên tắc nên và không nên khi lựa chọn nước rửa tay khô theo khuyến cáo của CDC - Ảnh 6.

Ethanol có đặc tính kháng khuẩn nhờ cơ chế phá vỡ cấu trúc protein của các loại vi khuẩn hay virus (Ảnh: Internet)

Nồng độ 60–80% ethanol có hiệu quả chống lại nhiều loại vi rút, bao gồm herpes, cúm và rhinovirus.

Nước rửa tay có chứa cồn isopropyl cũng có hiệu quả và hoạt động theo cách tương tự như ethanol để tiêu diệt vi khuẩn và virus. Isopropyl alcohol có thể xuất hiện trong các sản phẩm dưới dạng isopropanol hoặc 2-propanol.

Đối với việc phòng ngừa Covid-19 thì FDA chưa phê duyệt bất kì một loại nước rửa tay nào có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị Covid-19. CDC cũng lưu ý rằng, cách tốt nhất để ngăn ngừa việc lây lan virus chính là rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch trong ít nhất 20 giây.

Nên tránh:

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã công bố việc thu hồi một số dung dịch sát khuẩn tay do sự hiện diện tiềm ẩn của methanol.

Metanol là một loại rượu độc hại có thể có tác dụng phụ. Chẳng hạn như buồn nôn, nôn hoặc đau đầu, khi sử dụng một lượng đáng kể trên da. Các tác động tới sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mù mắt, co giật hoặc tổn thương hệ thần kinh, có thể xảy ra nếu uống methanol. Uống nước rửa tay có chứa methanol, dù vô tình hay cố ý, đều có thể gây tử vong.

Nếu bạn mua bất kỳ loại nước rửa tay nào có chứa methanol, bạn nên ngừng sử dụng chúng ngay lập tức.

Nguồn dịch:

1. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/hand-sanitizer.html

2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/ethanol-hand-sanitizer


Tác giả: Kim Phụng