- Thực phẩm mềm và lỏng sẽ dễ nhai và nuốt hơn.
- Ưu tiên các món súp và món hầm.
- Bữa phụ nên chọn thực phẩm như phô mai, sữa lắc, khoai tây nghiền, mì, cháo, súp,...
- Ăn uống khi bị ung thư lưỡi vào buổi sáng nên chọn các món như bột ăn liền, bột yến mạch, các loại ngũ cốc đã được làm mềm trong sữa, có thể sử dụng sữa lạnh để giảm cảm giác đau lưỡi.
- Món tráng miệng được khuyến nghị là sinh tố, sữa chua, kem, nước ép hoa quả.
- Trong bữa ăn có thể uống nước, nước canh, nước ép,... để nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Vì bệnh ung thư lưỡi làm cho lưỡi bị lở loét, bị đau và rất nhạy cảm, nên ăn uống khi bị ung thư lưỡi cần chọn thức ăn và đồ uống nhạt, tránh các loại thực phẩm có thể kích thích niêm mạc lưỡi:
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, vì thường có nhiều hương liệu và gia vị. Đồ chế biến sẵn cũng thường chứa nhiều hóa chất không tốt cho bệnh nhân ung thư.
- Tránh trái cây và nước ép cam quýt, thực phẩm mặn hoặc cay, và thực phẩm có tính axit như cà chua.
- Không uống đồ uống có ga hoặc cafein, chúng có thể làm tăng triệu chứng bệnh, khiến việc ăn uống khi bị ung thư lưỡi trở lên khó khăn hơn.
- Tránh uống bia, rượu, rượu hoặc bất kỳ loại rượu nào khác. Bởi rượu có thể làm trầm trọng hơn bệnh ung thư lưỡi.
- Ngoài ra, thực phẩm nóng có thể gây khó chịu miệng và cổ họng. Tốt nhất nên để súp và thức ăn nóng nguội đến nhiệt độ phòng trước khi ăn.
- Nếu bạn bị đau miệng nhiều thì nên chọn thức ăn và đồ uống lạnh để giảm đi cảm giác ở miệng. Thậm chí bạn có thể ăn kem, đá, các món ăn phụ từ đá bào.
- Món ăn vặt thích hợp nhất trong ăn uống khi bị ung thư lưỡi là thạch. Thạch mềm, nhạt, dễ nuốt, lại mát, có thể giúp làm dịu các cơn đau lưỡi.
Các bệnh nhân ung thư lưỡi thường có xu hướng tránh ăn thịt và thức ăn giàu protein, bởi cho rằng đây là nguồn thức ăn của các khối u. Nhưng sự thật là, nếu kiêng protein, bệnh nhân sẽ thiếu năng lượng để chống chọi với bệnh tật, gây giảm cân, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chính vì vậy, ăn uống khi bị ung thư lưỡi rất cần bổ sung protein đầy đủ. Điều quan trọng là chọn nguồn protein tốt:
- Thịt xay, trứng, phô mai, sữa chua, sữa trứng, đậu, đậu lăng, và sinh tố là những thực phẩm cung cấp protein hàng đầu, tốt cho sức khỏe.
- Nên bổ sung protein ở cả bữa chính và bữa phụ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều protein vào buổi tối, có thể gây khó tiêu, trướng bụng.
- Nếu gặp khó khăn trong việc ăn và tiêu hóa protein, bệnh nhân có thể ăn nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên trong ngày.
- Cắt thức ăn thành miếng nhỏ, tránh việc ăn uống khi bị ung thư lưỡi mà phải nhai quá nhiều. Bạn có thể cân nhắc sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy xay nhuyễn thực phẩm.
- Nấu thực phẩm cho đến khi chúng chín mềm.
- Nên có nước canh, nước sốt, nước dùng trong bữa ăn để bệnh nhân dễ nuốt hơn.
- Nêm thức ăn nhạt. Tránh các gia vị mạnh, cay.
- Đa dạng thực phẩm, cách chế biến để bệnh nhân có hứng thú hơn với ăn uống.
- Nên nấu lượng ít, nhưng nhiều lần trong ngày.
Ung thư lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến vùng miệng nói riêng, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của bệnh nhân nói chung. Vì vậy, việc ăn uống khi bị ung thư lưỡi thường gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân ít khi có cảm giác ngon miệng. Nhưng chỉ cần thực hiện tốt 4 nguyên tắc ăn uống khi bị ung thư lưỡi nói trên là có thể giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng và dễ dàng hơn.