4 nguyên nhân gây ung thư phổi từ những thói quen thường ngày

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
4 nguyên nhân gây ung thư phổi từ những thói quen thường ngày
Ung thư phổi có quá trình tiến triển giai đoạn rất nhanh vì thế bạn cần phòng tránh bệnh ngay từ những nguyên nhân gây ung thư phổi điển hình.

4 nguyên nhân gây ung thư phổi:

1. Thói quen hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Theo thời gian, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển dần lên thành ung thư. Mặc dù, những người hút thuốc thường không có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi. 

Thế nhưng, chính thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay phải ngửi khói thuốc trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư phổi. Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra thành chất gây ung thư.

2. Biến chứng của bệnh phổi mãn tính

Với những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao, bụi phổi... thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người không mắc bệnh. Thậm chí, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó sinh ra vẩy tế bào trong quá trình diễn biến bệnh và phát triển thành ung thư phổi.

3. Ô nhiễm không khí

Không khí quanh nơi bạn sống, hoặc nơi làm việc bị ô nhiễm có thể chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi. 

Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc những công việc phải tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than... lại càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đó, những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.

4. Do gene

Nếu bạn nhận thấy trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm sớm. Bởi bệnh này càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ càng cao.

Ngoài ra, những người có chức năng miễn dịch kém thường không có sức đề kháng cao, từ đó làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng dẫn đến các bệnh về phổi.


Tác giả: Quỳnh Phương