Tê bì chân tay, cảm giác có kiến bò trên da hoặc bị tê, ngứa ran mà không có bất kỳ thứ gì gây ra các cảm giác trên, có thể bạn đang gặp trạng thái “dị cảm”. Đây là biểu hiện bình thường khi bạn vô tình ngồi, nằm hoặc đè nặng lên 1 dây thần kinh trong thời gian dài trong thời gian lái xe đường dài, ngồi làm việc hoặc xem phim…
Các biểu hiện này thường có cảm giác khó chịu và sẽ biến mất khi bạn thay đổi tư thế để giảm bớt trọng lượng đè lên dây thần kinh đó, máu lưu thông sẽ được phục hồi. Đây là phản ứng của hệ thống thần kinh trung ương gửi một tín hiệu đến vùng bị tê để cảnh báo cần thay đổi vị trí ngồi tránh nguy cơ thiếu oxy nuôi dưỡng các mô tế bào.
Sau khi thay đổi vị trí, não bộ sẽ gửi tiếp tín hiệu đến vùng bị tê bì rằng nguồn lưu thông máu đã trở về trạng thái bình thường. Các tín hiệu cọ sát vào nhau dẫn đến cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran.
Kiểu dị cảm này xảy ra tạm thời và thường biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cũng không nên bỏ qua vì có thể hệ thống thần kinh đang cảnh báo cơ thể bạn gặp vấn đề như co cơ, tiểu đường, thiếu khoáng chất hoặc các bệnh lý rối loạn khác.
Bất kì ai cũng có khả năng gặp tình trạng dị cảm. Tỉ lệ này gia tăng lên theo số tuổi của bạn.
Ngoài biện pháp thay đổi vị trí ngồi nhưng cảm giác tê bì chân tay vẫn không hết thì bạn hãy áp dụng những mẹo sau đây để nhanh chóng giảm bớt các cảm giác khó chịu này.
Cách nhanh nhất mà bạn có thể làm ngay tức khắc là kéo căng phần cánh tay, cẳng chân, bàn chân là những khu vực dễ bị tê bì nhất trong vài phút. Mục đích giúp khôi phục hệ thống tuần máu như bình thường và giảm các triệu chứng khó chịu trong vài phút.
Đọc thêm:
- Những nguyên nhân gây ra hiện tượng tê bì tay chân
- Tê bì tay chân là bệnh gì? Chuyên gia nói gì về cảm giác tê bì ngón tay ở dân văn phòng?
Ngoài ra, bạn cần sớm điều chỉnh tư thế trong khi làm việc hoặc nghỉ ngơi, và tránh thực hành các tư thế xấu trong cuộc sống thường ngày:
- Khi nằm cần tránh kê tay dưới đầu, trên trán hay nằm đè lên tay.
- Khi ngồi cần giữ cột sống lưng được thẳng. Tránh tình trạng ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân.
- Thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế, tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu.
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế di chuyển quá nhiều trên giày cao gót.
Giải pháp này có thể mang lại kết quả tốt nhờ vào cơ chế tăng cường tuần hoàn máu. Hơn nữa, chườm nóng còn giúp gân cơ được thư giãn và giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Sử dụng vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng sẽ giúp giảm đau. Tuy nhiên, tránh để các vùng cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao vì có thể làm nặng hơn tình trạng viêm và càng gây tê hơn.
Ngoài ra, việc kết hợp với bấm huyệt còn giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương và ra tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, giảm co cứng gân cơ và dây thần kinh. Từ đó khắc phục tối ưu triệu chứng tê bì chân tay.
Bạn có thể thoa 1 thêm 1 thìa dầu oliu hoặc dầu dừa vào lòng bàn tay và massage sẽ nâng cao hiệu quả của tuần hoàn máu, giảm tê bì chân tay nhanh chóng.
Những bộ môn thể dục trên đều có thể thực hiện được ngay tại thời điểm chân tay bị tê bì ngứa ran. Đồng thời động tác chậm rãi không cần vận động mạnh như Gym hay thể dục tại chỗ và hướng đến sự thúc đẩy lưu lượng máu kịp thời.
Để có hiệu quả chữa lành chứng dị cảm tốt nhất, các bạn nên tìm học các lớp dạy yoga chuyên nghiệp để được thầy cô hướng dẫn cụ thể, bài bản và đúng cách. Phương pháp này cần sự kiên trì để thu được kết quả cao nhất.
Trong đó nghệ và quế là 2 loại gia vị sẵn có trong bếp nhà bạn. Nghệ có đặc tính chống viêm và làm giảm cảm giác khó chịu, chất curcumin cải thiện lưu thông máu, còn quế có chứa nhiều vitamin nhóm B và kali.
Nếu bạn bị trạng thái dị cảm nhiều lần trong ngày, hãy pha một thìa cà phê bột nghệ và bột quế vào nước ấm hoặc sữa nóng. Sau đó thêm 1 thìa mật ong và uống 1 ngày 1 lần.
Để tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng tê bì chân tay, mỗi người cũng nên bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể như vitamin D và vitamin K đặc biệt dành cho người bị tê bì chân tay nhiều lần trong ngày bằng các loại thực phẩm như trứng, cá, đậu nành hoặc rai cải…
*Khi nào chứng tê tay chân cần gặp bác sĩ?
Chứng tê bàn chân và ngón chân thỉnh thoảng xảy ra thường không nghiêm trọng tuy nhiên, nếu thường xuyên bị tê hoặc hiện tượng tê kéo dài quá vài phút, bạn nên đến bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu chứng tê bàn chân đi kèm với các triệu chứng như yếu ớt, tê liệt, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện, nói líu lưỡi.
Thai nghén thường làm sưng bàn chân và ngón chân, từ đó có thể gây tê. Nếu bác sĩ cho rằng hiện tượng tê bàn chân và ngón chân là do mang thai mà không phải căn bệnh nào khác, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để giảm chứng tê bàn chân.