Khi bị ngộ độc thực phẩm, vấn đề điều trị sớm và đúng cách cho bệnh nhân cần phải được đặt lên hàng đầu để giảm bớt các nguy cơ do ngộ độc gây nên. Tuy nhiên, để quá trình điều trị ngộ độc thực phẩm đảm bảo hiệu quả và an toàn, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra, cơ thể của chúng ta đang sẽ cố gắng tự làm sạch thông qua các triệu chứng như nôn hay tiêu chảy. Quá trình này diễn ra sẽ khiến các chất độc được tống xuất ra ngoài nhanh hơn trước khi chúng kịp hấp thu vào máu với lượng nhiều.
Chính vì thế, một lưu ý cần nhớ khi điều trị ngộ độc thực phẩm chính là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng các loại thuốc này để điều trị ngộ độc thực phẩm có thể đem lại hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng tạm thời nhưng lại có thể gây ngộ độc nặng hơn do chất độc bị ứ lại và hấp thu nhiều hơn.
Chỉ có một số ít các trường hợp mà bệnh nhân ngộ độc thực phẩm có thể được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, nhưng nên dùng thuốc dưới sự chỉ định và theo dõi từ bác sĩ. Chẳng hạn có thể kể đến các trường hợp như bệnh nhân bị tiêu chảy quá nhiều gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, bệnh nhân bị tiêu chảy ra toàn nước và không có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa,...
Trong điều trị ngộ độc thực phẩm, bù đủ nước cho bệnh nhân là một lưu ý vô cùng quan trọng. Các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy,... dễ dàng dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải trên bệnh nhân. Mất nước và điện giải nghiêm trọng ảnh hưởng đến cân bằng nội môi trong cơ thể, thay đổi sự hoạt động bình thường của nhiều hệ cơ quan.
Do đó, trong điều trị ngộ độc thực phẩm thì cần phải lưu ý bù đủ nước và điện giải cho bệnh nhân. Người bệnh cần được khuyến khích uống nhiều nước hơn, nên sử dụng các loại nước có chứa điện giải như nước đường có pha muối, nước dừa, hoặc tốt nhất là sử dụng dung dịch Oresol thay vì nước trắng thông thường.
Người bị ngộ độc thực phẩm cần biết đến các Phương pháp bù nước cho người bị ngộ độc thực phẩm an toàn, hiệu quả.
Thực tế thì trong hầu hết các trường hợp các trường hợp, bệnh nhân ngộ độc thực phẩm đều cảm thấy mệt mỏi và dường như không có sức lực gì, kèm theo đó là sự khó chịu do các biểu hiện đường tiêu hóa và khả năng cung cấp dinh dưỡng hạn chế do ăn uống kém,... Vì thế trong quá trình điều trị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm không nặng thì bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị và tự theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước các tình huống diễn biến nghiêm trọng thì người bệnh cần phải biết được các trường hợp nguy hiểm cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Người bệnh nên đến bệnh viện ngay nếu có các biểu hiện sau:
- Bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc thức ăn (tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,...) kèm theo đó có biểu hiện sốt.
- Người bệnh có các dấu hiệu của sự mất nước nặng như chóng mặt, khát nước quá mức, hố mắt trũng sâu, nước tiểu ít hoặc rất ít,...
- Người bệnh nôn liên tục và không thể ăn uống gì trong thời gian 24h liên tục kể từ khi có các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày không cầm.
- Có sự xuất hiện của các biến chứng rối loạn nước và điện giải như rối loạn nhịp tim, chuột rút, đau cơ,...
- Bị xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện như đi cầu ra máu, đi cầu phân đen, nôn ra máu,...
- Bị ngộ độc thực phẩm nghi do các loại hải sản có vỏ như sò, hàu,...
Trên đây là một số lưu ý mà bệnh nhân và người nhà cần ghi nhớ khi điều trị ngộ độc thực phẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, tư vấn chính xác và đầy đủ nhất.
Nguồn dịch: https://www.health.com/condition/digestive-health/food-poisoning-treatment