Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp gia đình bạn tránh xa những nguy cơ về ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng biết bảo quản thức ăn thừa đúng cách, dẫn đến thực phẩm bị biến chất, dễ nấm mốc và có mùi chua.
Đối với thức ăn ngày Tết, cần phân loại các nhóm thực phẩm, chẳng hạn như thực phẩm sống, chín, rau củ và các loại thịt...nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn cho nhau.
Một số món ăn truyền thống như giò chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét...là nhóm thực phẩm chín. Những món ăn này thường dễ bị thừa do dễ ngấy và nhiều chất. Đối với nhóm thực phẩm này, bạn nên bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi và tuyệt đối khô ráo vì chúng rất dễ mốc cho chủ yếu được bọc bằng các loại lá.
Thời tiết mùa xuân nồm ẩm, mưa nắng thất thường khiến thực phẩm dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy bạn cần chú ý áp dụng một số phương pháp bảo quản riêng đối với từng loại thực phẩm như sau:
- Bánh chưng nên bảo quản trong ngan mát tử lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Phần còn lại nên dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Bánh trong tủ lạnh khi ăn cần luộc lại hoặc hấp, rán trước khi ăn.
- Bánh chưng để sau Tết rất dễ bị mốc, nhất là bánh chưng thắp hương để lâu trên bàn thờ. Nếu bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua, nhất là ở phần góc bánh thì nên cắt bỏ phần bị hỏng.
- Đối với giò chả như giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào... đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn.
- Giò chả có thể giữ được 4- 6 ngày nếu để ngăn mát. Nếu để ngăn đá có thể giữ được 10 ngày.
- Đối với thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn theo từng bữa và bảo quan trong ngan mát tủ lạnh. Không nên để ngoài trời dễ bị vi khuẩn tấn công.
Bảo quản thức ăn thừa ngày Tết là cần thiết đối với mọi gia đình - Ảnh minh họa
Mâm cơm ngày Tết thường rất nhiều món, do vậy việc chú ý bảo quản đồ ăn thừa là cần thiết. Thời gian bảo quản thực phẩm ngắn hay dài còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Đối với thức ăn đã nấu chín, không nên để ở môi trường thường quá 2 giờ vì chúng dễ mau hỏng và mất đi chất dinh dưỡng. Thực phẩm ăn trong ngày nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Đối với thức ăn thừa sau bữa ăn, cần đun nóng và để nguội rồi sau đó mới bảo quản trong tủ lạnh. Đồ ăn còn nóng không nên cho ngay vào ngan mát vì dễ khiến thực phẩm bị biến chất. Nước trong thức ăn có thể ngưng đọng và thúc đẩy vi khuẩn sinh trưởng. Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Ngay cả việc quay nóng bằng lò vi sóng cũng không tiêu diệt hoàn toàn được.
Hâm nóng hoặc nấu chín thức ăn thừa cũng là một cách giú bảo quản thức ăn thừa ngày Tết
Trước Tết, nhiều gia đình thường tích trữ nhiều đồ đông lạnh như tôm, thịt, cá (nhất là thịt lợn trong thời điểm tăng giá). Với thực phẩm đông lạnh, chỉ nên rã đông một lượng vừa đủ cho bữa ăn, không nên rã đông toàn bộ vì rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Bạn có thể dùng lò vi sóng có chức năng rã đông giúp tiết kiệm thời gian hơn bình thường.
Tuy nhiên, nên chú ý không nên rã đông thực phẩm nhiều lần. Khi chế biến thực phẩm, cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm đông lạnh trước nhằm tránh để thực phẩm đông đá quá lâu gây mất chất hoặc biến chất.
Thực phẩm tươi sống như hoa quả và rau xanh rất dễ bị hỏng. Nếu muốn bảo quản lâu, trước tiên cần loại bỏ lá sâu, các lá úa và phần bị dập hỏng. Không nên rửa vì nước còn đọng lại có thể khiến hoa quả hoặc rau dễ bị úng và dập hơn.
Nếu cho vào tủ lạnh, bạn có thể rửa sạch rau nhưng phải để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín hoặc bảo quản trong túi và đóng kín miệng túi bằng cách sử dụng máy đóng gói thực phẩm hoặc máy hút chân không. Sau đó, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, bạn cũng rửa sạch, để ráo, cho vào túi buộc kín hoặc hút chân không hoa quả trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết cũng cần chú ý phân loại khoa học, không nên để lộn xộn trong tủ lạnh mà cần sắp xếp có trình tự, vi dụ:
- Các món ăn như trứng, sữa, pho mát...nên để ngăn trên cùng
- Thực phẩm đã qua chế biến thì để ngăn riêng
- Rau củ quả nên tách riêng với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm...
Ngoài ra, nên vệ sinh tủ lạnh vì đây cũng là môi trường chứa nhiều vi khuẩn.