Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi dùng aspirin, bạn có thể bị nhạy cảm với aspirin:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Ngứa, nổi mề đay, phát ban
- Sưng mặt (phù mạch) hoặc đỏ bừng mặt.
- Ho, hen suyễn nặng hơn.
- Chuột rút.
- Buồn nôn
- Sốc phản vệ là một phản ứng hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng, dấu hiệu bao gồm khó thở nghiêm trọng, tụt huyết áp đột ngột, nhịp tim nhanh, da nổi mề đay, cơ thể sưng phù.
- Nhạy cảm với Aspirin thường liên quan đến hen suyễn mãn tính và tắc nghẽn xoang với polyp mũi tái phát. Sự kết hợp của các vấn đề này được gọi là bệnh hô hấp mạn tính (AERD), hen suyễn nhạy cảm với aspirin. Tình trạng mãn tính thường phát triển ở tuổi trưởng thành (thường xuyên nhất là trong độ tuổi 30) và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Phổ biến nhất là mất khứu giác và nhiễm trùng xoang tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Do đó, đối với những người có đường hô hấp nhạy cảm, giải mẫn cảm aspirin có thể ngăn chặn các vấn đề về hô hấp tránh cho việc tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Giải mẫn cảm aspirin thành công cũng là tiền đề để điều trị các bệnh hô hấp nghiêm trọng bằng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không chứa steroid NAISDs khác.
- Aspirin là một trong những loại thuốc lâu đời nhất trên thị trường. Trong một số trường hợp, sử dụng aspirin sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là rủi ro. Ví dụ những người bị bệnh tim, bị đột quỵ nhỏ, có nguy cơ bị bệnh tim, có nguy cơ bị đột quỵ,... cần uống aspirin mỗi ngày để phòng ngừa. Giải mẫn cảm aspirin có ý nghĩa rất quan trọng trong những trường hợp này.
Những lợi ích của giải mẫn cảm aspirin:
- Cải thiện triệu chứng hen suyễn.
- Giảm nhu cầu dùng thuốc steroid đường uống.
- Cải thiện về khứu giác và vị giác.
- Giảm tái phát polyp mũi, có thể giảm nguy cơ phải phẫu thuật polyp.
- Có thể sử dụng các thuốc kháng viêm không chứa steroid NAISDs để phòng và trị các bệnh phổ biến.
Có nhiều cách để giải mẫn cảm aspirin, nhưng nguyên tắc chung là dùng liều aspirin tăng dần cho đến khi cơ thể dung nạp aspirin ở liều phổ biến (thường là 325mg) mà không xảy ra các phản ứng có hại.
Nếu bệnh nhân bị mẫn cảm aspirin nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú. Với những bệnh nhân mẫn cảm nghiêm trọng thì cần nhập viện để được bác sĩ theo dõi và kiểm soát các phản ứng xảy ra, tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Để giải mẫn cảm aspirin, ban đầu bệnh nhân sẽ được cung cấp liều aspirin rất thấp (20 - 40mg) và dần dần nâng cao liều lượng lên. Bệnh nhân được tiêm thuốc mỗi 1,5 - 3 giờ và theo dõi chặt chẽ. Quá trình giải mẫn cảm aspirin hoàn tất khi bạn nhận được 325mg aspirin (một viên thuốc aspirin dành cho người lớn) mà không có phản ứng gì thêm.
Giải mẫn cảm Aspirin thường được thực hiện trong khoảng thời gian vài ngày. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân duy trì 325 - 650mg aspirin mỗi ngày trong vòng 1 tháng để duy trì giải mẫn cảm aspirin.
Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các phản ứng mẫn cảm với aspirin sẽ tùy thuốc vào từng người. Nhưng chúng thường bao gồm:
- Nghẹt mũi và tăng nghẹt mũi.
- Đau rát mắt, chảy nước mắt, ngứa hoặc đỏ mắt.
- Nhức đầu hoặc cảm giác đau xoang.
- Nhức đầu hoặc đau mặt.
- Ho, khò khè, khó thở.
- Đau thắt ngực.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:
- Đỏ, ngứa hoặc phát ban da.
- Đỏ bừng mặt và thân trên.
- Buồn nôn và đau bụng.
- Mệt mỏi không rõ lý do.
Các triệu chứng nguy hiểm, bạn cần gọi bác sĩ:
- Nổi mề đay nghiêm trọng.
- Gặp khó khăn khi nuốt.
- Sưng môi hoặc lưỡi.
- Đau quặn bụng.
- Nôn mửa.
Mọi người luôn được khuyên tránh sử dụng aspirin nếu nhạy cảm với chúng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, aspirin mang lại nhiều lợi ích hơn so với rủi ro. May mắn là ngay cả khi bạn đã từng có phản ứng nghiêm trọng sau khi dùng aspirin thì bạn vẫn có thể được giải mẫn cảm aspirin một cách an toàn.
Điều quan trọng là nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần được theo dõi chặt chẽ suốt quá trình tiến hành giải mẫn cảm aspirin.
Bài tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/15629-aspirin-sensitivity--aspirin-desensitization