Tính chất vật lý và hóa học của máu được đặc trưng bởi các yếu tố như tỷ trọng, độ nhớt và áp suất thẩm thấu của nó. So với nước, máu có độ nhớt cao hơn từ 4 đến 6 lần, và giá trị này chủ yếu phụ thuộc vào lượng hồng cầu trong máu.
Khi độ nhớt máu tăng lên, khả năng chảy tự nhiên của máu qua các động mạch sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự giảm lưu lượng máu đến các bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, thận và não. Nói cách khác, lưu lượng máu bình thường là điều kiện tiên quyết quan trọng để duy trì các hoạt động sống nhưng nếu máu trở nên đặc hơn, các mao mạch sẽ bị ảnh hưởng và tắc nghẽn. Lúc này, không chỉ quá trình vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng bị cản trở mà ngay cả các tế bào xung quanh cũng có thể chết đi.
Ngoài ra, mạch máu giãn nở khiến chất béo, cholesterol, canxi,... khiến máu ngày càng khó đi qua hơn. Về lâu dài, nó sẽ khiến một người thường xuyên bị đau đầu hơn, nhớ nhớ quên quên, đau thắt lưng, phù nề cơ thể, rụng tóc, đau bụng kinh và nhiều vấn đề khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, độ nhớt máu cao gắn liền với nhiều loại bệnh lý như tăng huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường và góp phần tăng nguy cơ biến chứng do huyết khối (hay còn gọi là cục máu đông) bao gồm nhồi máu não và nhồi máu cơ tim.
Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy máu bạn đang có độ nhớt cao và bạn cần nhanh chóng điều chỉnh lại lối sống và thăm khám bác sĩ.
Trong điều kiện sức khỏe bình thường, sau một đêm cơ thể được "chữa lành" thì khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu sau khi thức dậy vào buổi sáng không những không cảm thấy sảng khoái mà đầu óc còn choáng váng, chóng mặt thì bạn nên thận trọng với triệu chứng này.
Đọc thêm:
+ Chóng mặt và buồn nôn khi tắm do đâu? Nên làm gì khi gặp tình trạng này?
+ Các biện pháp chống mỏi mắt khi ngồi máy tính và đọc sách
Dấu hiệu này có thể liên quan tới độ nhớt máu tăng cao khiến lưu lượng máu chậm lại, máu lưu thông lên não không đủ và gây chóng mặt, mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Các triệu chứng sẽ có xu hướng giảm nhẹ hơn sau khi ăn sáng và đôi khi nhiều người nhầm lẫn sự mệt mỏi và chóng mặt là do bị đói.
Theo Sohu, xét về phương diện sinh lý thì hệ thống thị giác của một người để hoạt động bình thường có thể cần tới 40% lượng năng lượng tổng thể của não. Vì vậy, mỗi khi dòng chảy máu gặp trục trặc, thị giác sẽ là một trong những cơ quan phản ứng đầu tiên và nhanh chóng.
Điều này giải thích vì sao mà thị lực của bạn có thể ổn định trong phần lớn thời gian trong ngày nhưng đột nhiên lại bị mờ mắt hoặc tầm nhìn kém hơn, thậm chí là không thể nhìn rõ được vật thể ngay trước mặt (trước đó vẫn bình thường).
Đó là do hệ tuần hoàn máu đang bị cản trở bởi một "cái gì đó", khiến cho các bộ phận quan trọng của mắt như dây thần kinh thị giác hay võng mạc không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy cần thiết kịp thời, từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu và thiếu oxy tạm thời ở mắt.
Thường thì mệt mỏi và buồn ngủ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, khi độ nhớt máu tăng lên, cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sẽ tăng lên một cách bất thường. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng này sau khi ăn trưa.
Nguyên nhân là để tiêu hóa thức ăn, máu sẽ được vận chuyển tới hệ tiêu hóa nhiều hơn để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và đồng thời lượng máu lên não cũng giảm theo. Độ nhớt máu tăng lên khiến tổng thể quá trình này bị chậm lại, lượng máu lên não vốn đã giảm lại càng không đủ nên cảm giác mệt mỏi đến gần như ngay lập tức sau khi ăn.
Ở một mức độ nhất định thì mối tương quan của tim và phổi gần như không thể tách rời. Ví dụ, phổi và tim cùng với nhau tạo thành vòng tuần hoàn tim phổi và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và giải phóng carbon dioxide. Vì thế mà một khi khả năng cung cấp máu của tim giảm và độ nhớ của máu tăng lên sẽ khiến phổi bị ảnh hưởng.
Trên lâm sàng thường dấu hiệu là tức ngực, khó thở, thở ngắt quãng khi hoạt động, đặc biệt là vào ban đêm, tình trạng khó thở thường rõ ràng hơn khi một người nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
Ngoài 4 dấu hiệu cho thấy máu đang đặc hơn kể trên thì còn các triệu chứng cho thấy độ nhớt máu tăng khác mà bạn có thể tham khảo như:
- Gặp khó khăn khi ngồi xổm, đứng dậy sau khi ngồi xổm có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc ngất xỉu, chóng mặt.
- Sưng đỏ, đau ở tay và chân.
- Tê tay chân không rõ nguyên nhân.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Để giảm độ nhớt của máu, trước tiên bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình và cố gắng ăn ít thực phẩm nhiều chất béo, đồ chua, thực phẩm có hàm lượng đường bổ sung cao và đồ uống có cồn, nhấn mạnh là càng ít càng tốt.
Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo trans khi tiêu thụ về lâu dài sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó đồ muối chua có hàm lượng muối cao, theo thời gian dẫn tới tăng huyết áp và xơ cứng động mạch. Tương tự thì thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung làm tăng nguy cơ kháng insulin, tăng đường huyết cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác,... Tất cả những điều này đều góp phần làm tăng độ nhớt máu.
- Có kế hoạch giảm lipid máu và kiểm soát đường huyết
Có nhiều nghiên cứu trên lâm sàng đã chỉ ra rằng, người bị tăng lipid máu và đường huyết cao có rủi ro tăng độ nhớt máu cao hơn so với các nhóm khác nên việc giảm chỉ số glycated hemoglobin, (còn được gọi là hemoglobin A1c, HbA1c hoặc A1c. Mức độ HbA1c cao cho thấy lượng đường trong máu cao trong một thời gian, điều này có thể tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường) xuống dưới 7% và giảm mật độ cholesterol xấu cũng như tăng cholesterol tốt (giúp thu hồi cholesterol từ thành mạch và vận chuyển chúng về gan để xử lý) là vô cùng quan trọng.
- Vận động thể chất
Tập thể dục thường xuyên (khuyến nghị 150 phút mỗi tuần) có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu từ đó cải thiện đáng kể độ nhớt máu.
Các hình thức tập luyện có thể tùy chọn theo sở thích cá nhân, miễn sao phù hợp với tình trạng thể chất của bản thân.
- Uống đủ nước
Uống đủ nước, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất, chuẩn bị năng lượng cho một ngày mới hiệu quả.
Nhìn chung, độ nhớt của máu đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chức năng của hệ thống tuần hoàn. Độ nhớt máu tăng có thể dẫn đến việc giảm lưu lượng máu và cản trở quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan, đặc biệt là tim, não và thận, từ đó tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý tim mạch và huyết khối. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của độ nhớt máu tăng và tìm hiểu nguyên nhân là bước đầu tiên quan trọng để có hướng xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro sức khỏe nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguồn dịch: 血液太粘稠,身体一般会有4个异常表现,越早发现越好