Các cách bảo vệ mũi khỏi khói bụi, tránh các bệnh về đường hô hấp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các cách bảo vệ mũi khỏi khói bụi, tránh các bệnh về đường hô hấp
Không khí ngày càng ô nhiễm nặng, kết hợp với hiện tượng nghịch nhiệt tại thời điểm giao mùa. Chính vì vậy, việc bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây hại giúp bạn phòng tránh một số căn bệnh về tai mũi họng...

Không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều căn bệnh về mũi và đường hô hấp. Theo đánh giá của Đại học Yale (Mỹ), Việt Nam đang ở mức ô nhiễm không khí đáng báo động và nằm trong top 11 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất thế giới. Bởi vậy, bạn cần nắm được các cách bảo vệ mũi khỏi khói bụi để có thể hạn chế tối đa các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

1. Bảo vệ mũi khỏi khói bụi với khẩu trang

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Y Tế luôn khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang khi ra đường. Môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng hơn. Khói bụi từ các công trường hay phương tiện giao thông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người.

Đeo khẩu trang là cách bảo vệ mũi khỏi khói bụi đơn giản và hiệu quả. Nó sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế tối đa sự tiếp xúc của mũi với khói bụi, vi khuẩn… Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân đó chính là sử dụng các loại khẩu trang có khả năng kháng khuẩn và lọc bụi tốt.

Theo đó, khẩu trang đạt chuẩn phải có 5 lớp. Trong đó bao gồm 3 lớp màng lọc (màng than hoạt tính, màng lọc tĩnh điện, màng lọc các hạt nhỏ). Tiếp đó là lớp thoáng và lớp vải không dệt để lọc không khói bụi và giúp người đeo cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhiều người thường cho rằng sử dụng nhiều khẩu trang cùng lúc, lót thêm giấy bên trong có thể tăng khả năng chống bụi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Nó không có tác dụng lọc bụi mịn mà còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngột ngạt.

Ngoài việc sử dụng khẩu trang, bạn cũng không dùng tay ngoáy mũi. Điều này không chỉ làm trực tiếp đưa vi khuẩn, chất bẩn vào trong mà còn gây tổn hại đến các sợi lông, mao mạch.

2. Vệ sinh mũi mỗi ngày

Xịt sạch mũi là sản phẩm vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bên trong khoang mũi. Nó giúp loại trừ những nguyên nhân gây nên các căn bệnh như viêm xoang hay ngạt mũi.

Cách bảo vệ mũi khỏi khói bụi cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh mũi sạch sẽ và sử dụng xịt mũi 1-3 lần/ngày. Lưu ý, mỗi lần dùng nên xịt 3 lần vào 2 bên mũi để đảm bảo dung dịch thẩm thấu vào mọi ngóc ngách, tiêu diêu diệt các mầm mống gây bệnh.

3. Uống nhiều nước

Khi cơ thể được nạp đầy đủ nước, niêm dịch ở mũi cũng trở nên loãng hơn. Nhờ đó tăng khả năng dẫn lưu của xoang mũi, tránh tình trạng ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Uống nhiều nước còn giúp làm loãng các dịch nhầy trong họng và trong phổi, cải thiện và lưu thông đường thở.

Theo các chuyên gia, hàm lượng nước cần nạp vào cơ thể mỗi ngày như sau:

- Trẻ em từ 10 tuổi trở nên uống khoảng 2-2.5 lít nước

- Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi nên nạp 100ml nước / số kg cân nặng (Bao gồm sữa)

- Trẻ dưới 6 tháng: Bú mẹ hoặc ăn sữa bột, không cần uống nước

Ngoài ra, đối với người có triệu chứng toát mồ hôi, táo bón cần chú ý bổ sung thêm 100-200 ml mỗi ngày. Vào những ngày thời tiết nóng nực, luyện tập thể thao hay làm việc trong phòng máy lạnh, bạn nên lưu ý bổ sung nhiều nước hơn để bù lại lượng đã mất.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều nước đá lạnh, bởi chúng dễ gây viêm họng. Tốt nhất, hãy uống nước ấm để giúp cổ họng không bị khô rát.

4. Ăn đầy đủ dinh dưỡng

Sức đề kháng yếu cũng sẽ khiến vi khuẩn, virus dễ gây bệnh niêm mạc mũi. Bởi vậy, bạn nên chú ý xây dựng chế độ thực đơn với đầy đủ dinh dưỡng bao gồm 4 nhóm chính (chất bột, chất đạm, protein, vitamin và khoáng chất). Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh có chứa vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Đồng thời bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn lạnh như kem, sữa chua đông đá… Chúng sẽ khiến nhiệt độ của vòm họng thay đổi đột ngột, gây nên chứng viêm họng hay tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Bảo vệ mũi là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh một số căn bệnh thường gặp về tai mũi họng. Vào thời điểm giao mùa, cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là thời điểm mùa thu đông, lúc này thời tiết hanh khô, kết hợp hiện tượng nghịch nhiệt và yếu tốt khói bụi, nếu không bảo vệ mũi họng, bạn sẽ có nguy cơ mắc viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp...

5. Sử dụng máy lọc không khí 

Đối với máy lọc khí, để đảm bảo chất lượng bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín, có bảo hành. Các sản phẩm tốt hiện nay đều đạt tiêu chuẩn lọc HEPA.

bao-ve-mui

Sử dụng máy lọc không khí giúp loại bỏ một số tác nhân và chất độc hại trong không khí - Ảnh minh họa

Loại máy lọc tốt cần phải có 3 màng lọc, bao gồm: màng lọc thô - lọc bụi lớn, phấn hoa...; lọc bụi mịn (bụi PM2.5); carbon hoạt tính. Chúng có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trong không khí và khử mùi. Nhờ đó mang đến cho căn phòng bạn bầu không khí trong lành, dễ chịu và thoáng mát.

Ngoài ra, nếu không có điều kiện trang bị máy lọc không khí, bạn có thể áp dụng nhiều cách bảo vệ mũi chống khói bụi ô nhiễm khác. Ví dụ như vệ sinh và thay bộ lọc điều hòa; trồng cây xanh quanh nơi ở… Theo đó, các loại cây có khả năng nhả O2 về đêm tốt và thích hợp trồng trong nhà như lô hội, trầu bà, lưỡi hổ…

6. Cẩn thận khi tập thể dục tại đô thị

Ngoài các biện pháp bảo vệ mũi chống khói bụi ô nhiễm từ bên ngoài, việc tăng cường sức đề kháng cũng cần được chú trọng. Sức khỏe tốt sẽ giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây nên các bệnh về mũi và đường hô hấp.

Tuy nhiên, đối với những người có thói quen tập thể dục và hít thở đều sẽ tăng nguy cơ hít phải bụi mịn hơn rất nhiều. Đặc biệt là đối với những bạn sinh sống tại thành phố lớn, tuyến đường chính hay gần khu công nghiệp… Do đó, bạn nên chọn thời điểm thích hợp, ít phương tiện giao thông di chuyển và thoáng mát, có nhiều cây xanh để tập thể dục. Tuyệt đối không nên tập thể dục tại các điểm nhiều công trình xây dựng, mật độ giao thông cao. 

7. Tiêm vacxin phòng bệnh

Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý cho bé tiêm phòng ngừa đầy đủ. Đặc biệt là các loại văcxin ngừa bệnh về đường hô hấp.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam đang nằm trong top 10 nước có chất lượng không khí kém nhất. Bởi vậy việc bảo vệ mũi chống khói bụi ô nhiễm là một trong những quan tâm hàng đầu của người dân. Để bảo vệ bản thân trước những tác hại từ bụi bẩn, vi khuẩn… bạn cần kết hợp nhiều biện pháp từ bên trong và bên ngoài.


Tác giả: Lê Thọ Hưng