Gãy xương chỉ sau 1 chấn thương nhỏ không đáng kể có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang bị loãng xương ở người cao tuổi. Nếu bạn bị loãng xương, lực rơi đơn giản xuống đất (từ chiều cao của một chiếc ghế tiêu chuẩn trở xuống) thường đủ để làm gãy xương. Một cú ngã đơn giản xuống đất như thế này thường không gây ra gãy xương ở người có xương khỏe mạnh.
Những người bị loãng xương thậm chí có thể không nhớ lại một cú ngã hoặc chấn thương khác có thể gây ra gãy xương. Gãy xương do loãng xương ở người cao tuổi cũng có thể không do một chấn thương nào. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau dữ dội trong xương mà không rõ nguyên do, bạn nên đi chụp X-quang xương. Rất có thể bạn bị gãy xương do loãng xương mà không biết.
Gãy xương do loãng xương ở người cao tuổi phổ biến nhất xảy ra ở hông, cổ tay và xương tạo nên cột sống (đốt sống). Gãy xương do loãng xương ở người già có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, khoảng một nửa số người bị gãy xương hông không thể sống độc lập sau đó vì các vấn đề di chuyển bị hạn chế vĩnh viễn.
Loãng xương đồng nghĩa với việc xương của bạn yếu đi rất nhiều, khả năng chịu lực kém đi. Do vậy, nếu thường xuyên cảm thấy đau và nhức mỏi xương không lý do, các cơn đau kéo dài âm ỉ, nghỉ ngơi không làm giảm đau, đau hay tái phát,... thì bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra mật độ xương.
Trong quá trình của bệnh, những cơn đau nhói cũng có thể xuất hiện đột ngột. Cơn đau có thể không tỏa ra (lan sang các khu vực khác); nó có thể trở nên tồi tệ hơn bởi hoạt động làm tăng trọng lượng lên khu vực xương bị đau.
Các cơn đau thường bắt đầu giảm dần sau một tuần. Đau có thể kéo dài hơn ba tháng.
Cơ thể bị giảm chiều cao có thể là biểu hiện của loãng xương ở người cao tuổi. Nguyên nhân là khi bị loãng xương, các đốt sống lưng có thể bị gãy, bị bẹp và lún xuống, Loãng xương có thể khiến bệnh nhân giảm tới 4cm chiều cao.
Gãy xương cột sống không những có thể dẫn đến mất chiều cao mà còn tạo tư thế xấu. Người bệnh thường rất khó đứng thẳng, trầm trọng có thể bị khom lưng, bị gù. Đây là lý do những người bị loãng xương thường hay có tư thế cúi người về phía trước.
- Đau khớp hoặc đau cơ bắp.
- Khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế mà không dùng tay làm điểm tựa để đẩy.
- Cột sống bị sụt lún, khiến cho phổi của bạn có ít chỗ để mở rộng trong lồng ngực, gây khó thở.
- Đốt sống lưng bị sụt lún làm ảnh hưởng đến nội tạng ở vùng bụng, có thể khiến bạn bị đau bụng, táo bón, khó tiêu.
- Thường xuyên ớn lạnh hoặc cơ thể đổ mồ hôi thất thường.
- Hay bị chuột rút, nhất là về đêm.
Tuổi càng tăng, mọi người càng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn, bởi vì xương mất dần trong suốt quá trình con người trưởng thành. Nhưng hiện nay, việc đánh giá mật độ xương và điều trị loãng xương ở người cao tuổi hiếm khi được thực hiện, mặc dù lợi ích tiềm năng đáng kể.
Những người cao tuổi mặc dù vận động tốt và có sức khỏe hợp lý vẫn nên thảo luận với các bác sĩ về cách cải thiện sức khỏe xương khớp. Và xin ý kiến xem liệu họ có cần xét nghiệm đánh giá nguy cơ bệnh loãng xương ở cao tuổi hay không?