Cẩn thận với các bệnh vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả

Cẩn thận với các bệnh vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả
Khi thời tiết chuyển từ nóng sang mưa ẩm, trẻ em với hệ miễn dịch kém thường dễ bị bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Vậy làm cách nào để phòng tránh bệnh vào mùa mưa ở trẻ hiệu quả?

Các bệnh vào mùa mưa ở trẻ thường phát sinh do điều kiện môi trường ẩm ướt, vi khuẩn, virus và nấm mốc rất dễ phát triển. Kết hợp với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh khiến trẻ em đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, da hay bệnh truyền nhiễm nhiều hơn, cha mẹ cần hết sức cẩn thận.

Dưới đây là các bệnh vào mùa mưa ở trẻ phổ biến và cách phòng tránh:

1. Bệnh viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là một bệnh vào mùa mưa ở trẻ nhỏ thường gặp phải. Bệnh phát sinh do virus và vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ thông qua việc đưa tay lên mũi, tiếp xúc với các trẻ mang virus khác,...

Cẩn thận với các bệnh vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 2.

Cha mẹ cần có các biện pháp phòng tránh bệnh vào mùa mưa ở trẻ (Ảnh: Internet)

Những chủng virus chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên bao gồm Influenza, Parainfluenza, Adeno, Rhino, Entero, Corona...; các chủng vi khuẩn bao gồm: phế cầu, liên cầu trùng nhóm A…

Hướng dẫn phòng tránh:

Để phòng tránh cho trẻ chống mắc viêm đường hô hấp trên thì cha mẹ cần chú ý những điểm sau:

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, vệ sinh cá nhân bao gồm: vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng nước muối sinh lý; rửa chân tay sạch sẽ sau khi đi từ ngoài về,...

- Nếu muốn tiếp xúc với trẻ, cần đảm bảo tay bạn đã được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ

- Giữ gìn nhà cửa thông thoáng, lau bụi bẩn, tuy nhiên, không nên mở cửa sổ phòng vào lúc sáng sớm do mùa này gió lạnh hơn, mang nhiều độ ẩm hơn dễ khiến trẻ bị nhiễm bệnh

Cẩn thận với các bệnh vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 3.

Giữ gìn nhà cửa thông thoáng, lau bụi bẩn thường xuyên (Ảnh: Internet)

- Khi ra đường cần cho trẻ đeo khẩu trang, khi ho hoặc hắt hơi cần lấy khuỷu tay hoặc khăn sạch che miệng (khăn che xong phải vất đi luôn, không dùng lại)

- Không nên đưa trẻ tới những nơi tụ tập đông người như trung tâm thương mại, sân vận động,... nhất là những điểm dịch hay đang vào mùa dịch

Bên cạnh đó, không cho trẻ chơi dưới trời mưa, nếu ngấm nước mưa thì cần thay ngay để tránh các bệnh vào mùa mưa ở trẻ khác.

2. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng cũng là một bệnh vào mùa mưa ở trẻ có xu hướng xảy ra quanh năm, tuy nhiên, thời gian cao điểm thường vào tháng 5 và tháng 9. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý với bệnh vào mùa mưa ở trẻ phổ biến này.

Hướng dẫn phòng tránh:

Tay chân miệng là bệnh do nhiều chủng virus khác nhau gây ra nên chưa có vaccine phòng bệnh triệt để. Do đó mà cha mẹ cần có các biện pháp giữ gìn vệ sinh cho trẻ cẩn thận. Cụ thể như sau:

- Ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh trong bếp, khi nấu ăn và sơ chế thực phẩm

- Rửa tay sạch sẽ khi làm đồ ăn cho trẻ

Cẩn thận với các bệnh vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 4.

Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ phòng bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

- Đối với trẻ cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi về,... bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn

- Vệ sinh đồ chơi, nhất là đồ chơi chung nhiều trẻ

- Lau nhà, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng khử khuẩn hoặc cloramin B 5%

- Khi đưa trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang. Nếu trong nhà có người cảm, ho thì cần cách ly không cho tiếp xúc dịch tiết với trẻ

- Hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người mà không có biện pháp bảo vệ.

3. Bệnh ngoài da

Một số bệnh vào mùa mưa ở trẻ về da liễu phổ biến là viêm da mủ, viêm nang lông và bệnh viêm kẽ, mày đay.

Hướng dẫn phòng tránh:

Đối với bệnh ngoài da thì việc vệ sinh thân thể và quần áo, giày dép là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn như với bệnh viêm da mủ xảy ra khi điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất và có sức đề kháng yếu dẫn tới vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây bệnh.

Cẩn thận với các bệnh vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 5.

Mày đay ở trẻ xuất hiện do bị kích ứng với gió lạnh hay nhiễm nước mưa (Ảnh: Internet)

Hoặc như mày đay (mề đay), bệnh xuất phát từ việc trẻ bị kích ứng với gió lạnh hay sự thay đổi thời tiết hoặc đi trời mưa trẻ bị nhiễm nước vào người.

Do vậy, cha mẹ cần có những biện pháp bảo vệ trẻ khi đi ngoài trời, nhất là trời mưa. Hạn chế gió lạnh thổi thẳng vào người bé. Ngoài ra cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

4. Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh vào mùa mưa ở trẻ phổ biến không thể bỏ qua sốt xuất huyết. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do muỗi Dengue gây ra. Thường thì bệnh hay bùng lên vào đầu mùa mưa. Nếu không can thiệp y tế sớm có thể gây tử vong.

Trẻ từ 1 - 15 tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 5 - 9 tuổi, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng có thể mắc bệnh.

Hướng dẫn phòng tránh:

Do chưa có vaccine và đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết nên cha mẹ cần chú ý tới việc phòng tránh hiệu quả:

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, loại bỏ các vũng nước tù đọng có thể trở thành môi trường cho ấu trùng muỗi sinh trưởng; phát quang bụi rậm; khơi thông cống rãnh

- Phun thuốc diệt muỗi xung quanh nhà. Sử dụng các biện pháp diệt muỗi hỗ trợ khác như vợt điện muỗi, nhang muỗi,...

- Dùng thuốc bôi, xịt chống muỗi đốt cho trẻ khi ra ngoài

- Khi ngủ cần mắc màn và có các biện pháp bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt.


Tác giả: Anh Dũng