Những người mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường và một số tình trạng sức khỏe mãn tính khác có nguy cơ cao bị cúm mùa, gặp biến chứng cúm nghiêm trọng khi nhiễm bệnh, có thể dẫn đến nhập viện hoặc thậm chí tử vong.
Trên thực tế, trong những mùa cúm gần đây, 9 trong số 10 người nhập viện vì cúm có ít nhất một tình trạng bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao việc chủng ngừa cúm hàng năm đặc biệt quan trọng đối với những người mắc một số bệnh mãn tính.
- Đối với người bị bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người bằng cách gây viêm đường hô hấp. Tình trạng viêm này có thể khiến đường thở bị hẹp lại, làm người bệnh khó thở. Vì lý do này, hen suyễn có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng khi bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Khi người hen suyễn nhiễm cúm có thể gây viêm thêm đường hô hấp, những nhiễm trùng như vậy cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn nói chung. Mắc bệnh hen suyễn cũng có thể dẫn tới khả năng phát triển các biến chứng do cúm, bao gồm cả viêm phổi.
Đọc thêm:
+ Các triệu chứng đau tim có thể bị nhầm với bệnh cúm
+ 10+ cách chữa cảm cúm nhanh nhất tại nhà
- Đối với người mắc bệnh tim & đột quỵ
Trên thực tế, những người bị bệnh tim có nhiều khả năng bị cúm hơn những người mắc bất kỳ bệnh lâu dài (mãn tính) nào khác.
Nhiễm virus như cúm cũng khiến cơ thể bạn thêm căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim và chức năng tổng thể của tim. Điều đó có thể làm tăng tỷ lệ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Vì vậy, nếu bạn bị bệnh tim, điều quan trọng là bạn phải phòng ngừa để có thể tránh bị cúm bằng một số biện pháp như tiêm phòng, rửa tay, sát khuẩn, bổ sung vitamin, đeo khẩu trang, …
- Đối với người bị đái tháo đường (Tiểu đường)
Lượng đường trong máu tăng liên tục có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tăng tần suất nhiễm cúm. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm như viêm phế quản, bệnh tim mãn tính trở nên trầm trọng hơn, viêm phổi, nhiễm trùng xoang và tai. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường mắc các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), tăng huyết áp và bệnh thận, khiến họ có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan đến cúm hoặc nhập viện.
- Những người mắc bệnh thận mạn tính
Những người bị bệnh thận mạn tính (CKD) làm suy yếu phản ứng miễn dịch, giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Những người mắc bệnh thận mạn tính ở bất kỳ giai đoạn nào, những người đã được ghép thận và những người đang điều trị lọc máu đều có nguy cơ bị bệnh nặng do cúm cao hơn.
Ngoài 4 bệnh mạn tính trên, một số người mắc các bệnh sau sẽ có nguy cơ trở nặng hoặc dễ bị nhiễm cúm hơn bình thường:
- Rối loạn máu
- Bệnh phổi mãn tính
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh tim
- Rối loạn gan
- Rối loạn chuyển hóa
- Những người béo phì, có chỉ số khối cơ thể [BMI] từ 40 trở lên
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật (nhiễm HIV hoặc AIDS, ung thư)
- Những người có tiền sử bị đột quỵ
Để phòng ngừa cúm, đặc biệt với những người có bệnh nền, nên có những biện pháp bảo vệ sức khoẻ của bản thân, cụ thể:
- Tiêm chủng
Các chuyên gia cho biết cách tốt nhất để tránh cúm là tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Thời điểm lý tưởng là đầu mùa thu, nhưng bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể tiêm phòng. Nhưng nên lựa chọn và thời điểm dịch cúm phát triển mạnh.
Hơn nữa, nếu tiêm phòng bạn có thể ngăn ngừa khả năng trở nặng khi bị cúm, nhất là đối với những người có bệnh nền, hệ miễn dịch kém, người già và trẻ em.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Hầu hết những người có bệnh mạn tính thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường nên dễ bị virus tấn công. Vì vậy, để phòng ngừa bị cúm, mọi người nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin C, D, Kẽm, …
Một số thực phẩm được khuyến khích để tăng cường hệ miễn dịch như các loại rau xanh, các loại hoa quả họ cam quýt, các loại hạt, cá, trứng …
- Duy trì lối sống lành mạnh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, ngủ sớm, đủ giấc, hạn chế uống bia rượu, thuốc lá, … hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa được nhiều bệnh.
- Xây dựng một số thói quen tốt
+ Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn thường xuyên. Điều này sẽ giúp loại bỏ virus trên tay sau khi tham gia các hoạt động thường ngày, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Đặc biệt chú ý không chạm tay vào miệng, mắt hoặc mũi khi chưa rửa tay.
+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài, không nên tiếp xúc với những người có biểu hiện bị cúm
+ Khi hắt hơi hoặc ho nên che mũi, miệng bằng khăn giấy để tránh lây nhiễm virus ra cộng đồng
+ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn, nấm mốc
Có thể nói, cúm mùa là bệnh phổ biến, mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, những người có bệnh mạn tính nên đề phòng với cúm mùa, có những biện pháp bảo vệ bản thân để tránh nhiễm bệnh hoặc gặp các biến chứng khi bị cúm mùa.