Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp vào mùa lạnh, trẻ nhỏ và người cao tuổi là hai nhóm đối tượng thường xuyên mắc phải. Viêm phế quản có hai dạng: cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản ở dạng mạn tính là tình trạng viêm toàn bộ phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài. Bệnh kéo dài dai dặng, gây ra những cơn ho liên tục, ho nhiều về đêm, ho kèm theo đờm, khạc đờm kéo dài nhiều nhất là vào buổi sáng, ít khi sốt.
Bệnh viêm phế quản mạn tính có khi dùng thuốc cũng không đỡ, nhiều người chuyển sang dùng các loại thuốc dân gian từ các nguyên liệu trong nhà như gừng, mật ong, lá hẹ...có công dụng không thua kém một liều thuốc kháng sinh nhưng lành tính, tiết kiệm và vô cùng đơn giản. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh viêm phế quản mạn tính dành cho bạn đọc tham khảo:
Ít ai biết rằng, ngoài việc làm gia tăng hương vị của món ăn, lá hẹ còn có công dụng chữa và phòng tránh được các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng, viêm phế quản. Theo Đông y, lá hẹ có tình ấm, hơi hăng cay, có vị hơi chua và không chứa độc tốt có tác dụng trị họ, cảm cúm..phòng bệnh đường ruột rất tốt.
Ngày nay, y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, lá hẹ có chứa nhiều loại kháng sinh mạnh như allcin, sulfit, odorin tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi,… cho cơ thể. Lá hẹ còn chứa saponin có tác dụng tiêu đờm, chữa ho có đờm hiệu quả. Chất xơ trong lá hẹ giúp tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên tốt cho những người bị đái tháo đường.
Cách dùng
- Lá hẹ: rửa sạch, cắt nhỏ 2-3cm, ăn trong bữa ăn ngày 2-3 lần x 10g.
Mật ong và chanh là bài thuốc dân gian khá phổ biến trong việc điều trị viêm phế quản, ho dai dẳng không dứt. Bài thuốc có tác dụng giảm ho, long đờm và nhiều tác dụng quý khác.
Cách dùng: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê mật ong - chanh cho vào miệng rồi ngậm, nuốt dần.
Tỏi là một loại gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tỏi giúp kháng viêm, tiêu đờm và trị viêm họng hiệu quả. Ngày dùng 2 lần x 1 thìa cà phê, ngay sau bữa ăn.
Cách làm: Làm sạch mùi tỏi bằng cách dùng nước chè đặc súc miệng rồi nuốt dần 2-3 lần.
- Tỏi củ 220g bóc sạch vỏ rồi nghiền nát còn 200g; trải mỏng tỏi nghiền trên đĩa to, để nơi thoáng trong 60 phút
- Rót 300ml mật ong vào lọ rộng miệng 500ml rồi cho tỏi nghiền vào, đậy nắp lọ, sau đó cứ 2 ngày lại dùng thìa đảo 1 lần để bay bớt mùi hăng. Khi được 15 ngày mới dùng để chữa bệnh)
Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ …
Cách làm:
- 10 lá trầu rửa sạch + 5 lát gừng tươi: giã nát, ngâm nước sôi 30 phút rồi vắt lấy nước uống , ngày 2 lần.
Ds Trần Xuân Thuyết
Theo Trí thức Trẻ