3 vai trò của Natri đối với hoạt động của cơ thể

3 vai trò của Natri đối với hoạt động của cơ thể
Dù cơ thể chỉ cần 1 lượng rất ít, nhưng vai trò của Natri là vô cùng quan trọng. Natri giúp điều hòa, giữ ổn định máu và chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể hoạt động trơn tru và đúng cách hơn.

1. Dẫn truyền tế bào thần kinh và cơ bắp

Natri là một khoáng chất mang điện tích (ion dương), được gọi là chất điện phân, nên vai trò của Natri là 1 chất điện giải trong cơ thể. Chất điện giải tạo điều kiện cho sự co cơ và truyền tế bào thần kinh. Các ion natri (cùng với kali và clorua) kích hoạt các cơn co thắt cơ và xung thần kinh khi chúng dịch chuyển các vị trí trên màng tế bào. 

Khi tế bào thần kinh nghỉ ngơi, sẽ tồn tại ion K+ bên trong tế bào, ion Na+ và Cl- sẽ bao quanh bên ngoài tế bào. Khi được kích thích, các ion K+ sẽ tràn ra ngoài, các ion Na+ ùa vào trong tế bào,  tạo ra tín hiệu điện hoặc xung thần kinh. Vai trò của Natri trong quá trình co cơ cũng diễn ra tương tự.

Vì vai trò của Natri là không thể thiếu trong chức năng thần kinh và cơ bắp, không có gì đáng ngạc nhiên khi quá ít hoặc quá nhiều natri trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến cả hai hệ thống cơ quan này. 

Nồng độ natri thấp, được gọi là hạ natri máu, có thể gây co thắt cơ, chuột rút, nhức đầu, khó chịu, bồn chồn, buồn nôn và mệt mỏi. Các dấu hiệu hạ natri máu nghiêm trọng hơn bao gồm nhầm lẫn, ảo giác, giảm ý thức và hôn mê. Quá nhiều natri, còn được gọi là tăng natri máu, có thể khiến bạn thờ ơ hoặc bồn chồn. Tăng natri máu cũng có thể gây tăng phản xạ gân sâu, co cứng cơ và co giật.

Cơ thể của bạn cũng có thể mất natri dưới dạng mồ hôi. Điều này có nghĩa là những người đổ mồ hôi nhiều, chẳng hạn như vận động viên, người lao động nặng,... dễ bị hạ natri máu trong thời gian hoạt động thể chất.

2. Vai trò của Natri trong cân bằng chất lỏng

Natri cũng phối hợp hoạt động với Kali để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Vai trò của Natri là khoáng chất thu hút nước, đảm bảo mức độ hydrat hóa tối ưu được duy trì cả bên trong và bên ngoài tế bào, trong các không gian ngoại bào bao quanh chúng.

Nồng độ natri ở các khoang chất lỏng khác nhau ảnh hưởng đến lượng nước được giữ lại trong các khoang này, và do đó ảnh hưởng đến tổng lượng nước trong cơ thể chúng ta. 

Ở những người khỏe mạnh, cơ thể có một cơ chế thích hợp để chống lại tác động của lượng natri dư thừa. Nhưng việc dư thừa natri thường xuyên, cuối cùng có thể dẫn đến mất cân bằng chất lỏng, gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe nguy hiểm như phù, sưng não.

3. Ổn định huyết áp

Giúp ổn định huyết áp có liên quan đến vai trò của natri trong cân bằng chất lỏng. Bởi Natri tồn tại trong chất lỏng quanh tế bào, bao gồm cả huyết tương. Natri được hòa tan trong máu và đóng vai trò chính trong việc duy trì huyết áp. 

Natri thu hút và giữ nước, vì vậy vai trò của natri trong máu là giúp duy trì phần chất lỏng của máu. 

Mặt khác, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể bạn có thể giữ thêm nước, làm tăng thể tích máu. Vì các mạch máu của bạn không thể mở rộng để phù hợp với lượng máu tăng lên này, nên áp lực lên thành màng sẽ tăng cao, đây còn gọi là chứng tăng huyết áp. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, bao gồm các vấn đề về tim và đột quỵ.

Cơ thể của chúng ta có khả năng điều chỉnh nồng độ natri một cách cẩn thận để duy trì vai trò của natri, ngăn ngừa thiếu hoặc thừa Natri quá mức. Thận có trách nhiệm kiểm soát nồng độ natri và giữ lại natri khi nồng độ của bạn thấp và bài tiết natri qua nước tiểu khi nồng độ cao. Tuy nhiên, những người có vấn đề về thận có thể khó kiểm soát nồng độ natri hơn do rối loạn chức năng thận. Vì vậy mọi người cần lưu ý tình trạng sức khỏe của bản thân để bổ sung lượng Natri phù hợp.

Nguồn dịch: https://healthyeating.sfgate.com/roles-sodium-2999.html


Tác giả: Mai Nhung