3 triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn điển hình nhất

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
3 triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn điển hình nhất
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có thể dễ dàng nhận biết được ngay trong 2 - 3 ngày đầu mắc bệnh. Nhưng nếu chủ quan, bạn vẫn có thể nhầm lẫn với triệu chứng của các loại sốt khác dẫn đến việc điều trị sai cách.

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít gặp hơn ở người trưởng thành. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh sốt xuất huyết tại nước ta có xu hướng gia tăng, diễn biến dịch bệnh cũng phức tạp và khó kiểm soát hơn. 

Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cũng trải qua 3 giai đoạn tương tự như ở trẻ nhỏ. Sau đây là 3 triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn điển hình dễ nhận biết:

1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn phổ biến: sốt cao liên tục

Đây là dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn điển hình nhất. Trong khoảng 2 - 3 ngày đầu, bệnh nhân có thể duy trì trạng thái sốt cao - thân nhiệt nóng trong khoảng 39 - 40 độ C. 

Nếu như ở trẻ em, cách nhận biết sốt xuất huyết dễ nhất là sốt cao kèm theo phát ban đỏ ở miệng họng thì ở người lớn không xuất hiện ban đỏ trong họng ngay. Vì vậy, nhiều người chủ quan và nhầm lẫn triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn này với một số dạng sốt khác như sốt virus, sốt siêu vi…

Do sốt cao liên tục trong nhiều ngày nên cơ thể người bệnh rất mệt mỏi, mất nước, da khô, môi khô nứt nẻ. Toàn thân có cảm giác đau nhức, đặc biệt là đau ở các cơ, khớp, đau đầu. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị đau họng, buồn nôn và tiêu chảy. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn đầu tiên này có thể giảm dần vào ngày thứ 4, thứ 5 mắc bệnh nhưng rất có thể duy trì tình trạng sốt nhẹ tới hơn một tuần.

2. Biểu hiện xuất huyết ở nhiều vị trí cơ thể

Hiện tượng xuất huyết là một trong những dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết rõ rệt ở người lớn. Tùy từng thể trạng của người bệnh mà triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn này xuất hiện sớm hay muộn. Trung bình người bệnh sẽ có những biểu hiện xuất huyết đầu tiên vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 mắc bệnh, cũng có người phải tới ngày thứ 5 mới bị xuất huyết.

Các vị trí xuất huyết thường gặp trên cơ thể người bệnh:

- Xuất huyết dưới da: cách nhận biết sốt xuất huyết dễ dàng nhất là dựa vào hiện tượng sốt cao và nổi chấm nhỏ li ti dưới da giống như phát ban hoặc các nốt muỗi cắn dầy đặc. Vị trí xuất huyết thường gặp đầu tiên là gan bàn chân, lòng bàn tay, cánh tay (phía bên trong), cẳng chân, đùi…

- Xuất huyết dạng tụ máu bầm tím dưới da là biểu hiện nặng hơn, thường đến ngày thứ 3 trở đi bệnh nhân có thể thấy biểu hiện này.

- Xuất huyết niêm mạc: triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn này có thể dễ dàng nhận biết qua việc chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu

- Xuất huyết tiêu hóa: bệnh nhân có thể bị nôn ra máu, đại tiện ra máu do bị xuất huyết dạ dày.

- Ở phụ nữ, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, chu kỳ kinh có thể đến sớm hơn so với bình thường, lượng máu kinh cũng nhiều hơn. Nếu thời điểm bị sốt xuất huyết trùng với kỳ kinh thì sẽ có hiện tượng rong kinh.

3. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn: sốc

Sốc là trạng thái người bệnh chuyển đột ngột từ sốt cao sang hết sốt. Lúc này, cơ thể người bệnh đã bị hao tổn sức lực khá nhiều, thậm chí có thể bị co giật. Bệnh nhân liên tục cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, khó khăn trong việc tự đi lại và sinh hoạt cá nhân. 

Chân tay người bệnh không còn nóng như trước mà thường bị lạnh đi, bệnh nhân đi tiểu rất ít. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn này thường chỉ diễn ra trong khoảng 12 - 24h và cần được nhập viện điều trị càng sớm càng tốt.


Tác giả: Hoangtrang