Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ bắt đầu sản xuất sữa non. Bà bầu không những cần phải lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, mà còn phải cung cấp vi chất để cơ thể tích lũy chuẩn bị sản xuất sữa ngay sau khi sinh.
- Tăng cường các thực phẩm chứa sắt như thịt đỏ, cá, gan, trứng, rau xanh,... Chúng sẽ giúp tăng lượng hồng cầu đưa oxy đến nuôi dưỡng các tế bào. Trong đó có tế bào phục vụ cho quá trình sản xuất sữa mẹ.
- Ưu tiên các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt bò, bơ, sữa,...
- Bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất từ các thực phẩm lành mạnh như rau củ quả tươi, tôm, cua, trứng,....
- Bà bầu cần uống từ 2,5l nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nước ối, phòng tránh táo bón và viêm đường tiết niệu.
Đọc thêm:
- Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?
- Điểm danh những loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đã tăng thêm khá nhiều cân nặng, bụng bầu to "vượt mặt". Điều này khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt, thường xuyên bị đau lưng và nhức mỏi xương khớp. Dù bức bối và khó chịu, mẹ hãy cố gắng để vượt qua giai đoạn ì ạch này nhé. Sắp đến ngày chào đón thiên thần nhỏ ra đời rồi!
- Thai nhi chèn ép, chức năng tiêu hóa kém khiến tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bà bầu nên tăng cường uống nước và ăn chất xơ để giảm thiểu tình trạng này. Bởi nếu không can thiệp, bà bầu rất dễ bị trĩ.
- Tử cung ngày càng to ra, chèn ép lên cơ hoành, thu hẹp diện tích hoạt động của phổi. Do đó, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở, hụt hơi. Bà bầu có thể khắc phục bằng cách vận động chậm rãi và nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đủ, không làm việc quá sức.
- 3 tháng cuối thai kỳ, lượng nước tích trữ tăng lên, bà bầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu phù nề, đặc biệt là ở chân. Mẹ nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại để khắc phục tình trạng này nhé.
- Xương chậu giãn ra để chuẩn bị cho thai nhi chào đời. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy đau ở xương mu và vùng kín, đặc biệt là khi đi lại. Đừng quá lo lắng, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn là sẽ ổn.
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Bà bầu cần chú ý quan sát, nắm bắt sớm các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện, đảm bảo cho bé chào đời an toàn, đồng thời phòng tránh được tình trạng sinh non.
- Ra máu báo: Xuất hiện máu ở vùng kín. Lượng máu không nhiều, chỉ thấm chút ít ở quần con, hoặc thấm ra giấy khi mẹ lau vệ sinh.
- Rỉ ối: Nước ra ở vùng kín mà mẹ không kiểm soát được. Mẹ cũng cần phân biệt với hiện tượng són tiểu. Hãy quan sát, nếu nước không màu không mùi thì chính là nước ối.
- Xuất hiện các cơn gò: Mẹ sẽ cảm thấy bụng bị co thắt và hơi đau. Khi cơn gò có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và kéo dài trên 2 phút thì mẹ cần đến bệnh viện ngay.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể bị nhiều biến chứng như tiền sản giật, nhau tiền đạo, tiểu đường thai kỳ,... Em bé thì có nguy cơ chết lưu, sinh non, ra đời sớm. Do đó, bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý khi có các triệu chứng sau đây, cần đi bệnh viện ngay lập tức:
- Sốt cao.
- Thai nhi đạp ít và đạp yếu hơn bình thường.
- Đau bụng dữ dội.
- Ra máu vùng kín.
- Đi tiểu rát buốt, hoặc đi tiểu ra máu.
- Vùng kín ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy.