3 nhóm thuốc giảm đau ung thư theo cấp độ từ nhẹ đến nặng

3 nhóm thuốc giảm đau ung thư theo cấp độ từ nhẹ đến nặng
Giảm đau ung thư giai đoạn cuối là một trong những vấn đề quan trọng trong điều trị ung thư. Bởi việc giảm đau có thể giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn, ăn uống, nghỉ ngơi được cải thiện...

Vì sao bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường bị đau đớn dữ dội?

Có khoảng 90% bệnh nhân ung thư cảm thấy đau đớn khi bệnh vào giai đoạn cuối. Những cơn đau ở bệnh nhân ung thư thường do một số nguyên nhân sau:

– Khối u to lên, chúng chèn ép vào các cơ quan bên cạnh hoặc xa khối u. Từ đó gây ra hiện tượng đau.  Nguyên nhân này là nguyên nhân phổ biến, chiếm đến 80% các trường hợp thực tế. 

– Có thể do quá trình điều trị bệnh như: phẫu thuật để cắt bỏ khối u, sử dụng hóa trị và xạ trị để điều trị ung thư. Trường hợp này chiếm khoảng 15 – 20%.

– Đau do lấy máu để làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết,…

– Đau do biến chứng của hóa xạ trị.

– Một số bệnh nhân đau ở các vùng cơ quan khác không phải do bệnh ung thư. 

Khi bị đau, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy suy sụp tinh thần, giảm ý chí chống lại bệnh tật. Những cơn đau này còn khiến bệnh nhân suy kiệt trầm trọng do không ăn uống được, không thể ngủ ngon và vận động, đi lại như trước. 

Do vậy giảm đau ung thư có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, bởi giảm đau sẽ giúp bệnh nhân bớt cảm giác đau, từ đó cải thiện tinh thần và giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn. 

Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những phương pháp giảm đau ung thư khá hiệu quả và được các bác sĩ khuyến cáo. Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau ung thư thì việc tiêm, hóa trị giảm đau, vật lý trị liệu giảm đau cũng rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên trước khi tham khảo một số loại thuốc giảm đau ung thư, người nhà bắt buộc cần xin ý kiến của các bác sĩ đang điều trị cho người bệnh để được hướng dẫn sử dụng đúng cách. 

Các loại thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối là cách tốt nhất giúp bệnh nhân ung thư có thể vượt qua và chống chịu được.

Mục đích của việc sử dụng các loại thuốc giảm đau cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối

+ Giảm tối đa tấn số đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

+ Giảm cường độ đau đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Tùy vào từng mức độ đau khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối loại nào.

1. Trường hợp những cơn đau nhẹ (bậc 1)

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau chống viêm nhóm không steroid như: paracetamol, Ibuprofen, aspirin, naproxen,…Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ có tác dụng khi bệnh mới bắt đầu và không có tác dụng giảm đau ung thư giai đoạn muộn. 

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường sẽ được sử dụng những loại thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn. 

Khi dùng thuốc giảm đau, dù liều nhẹ hay nặng, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy. táo bón, ảnh hưởng đến chức năng gan và dạ dày. 

Vì vậy nếu thấy các biểu hiện những tác dụng này hãy báo cho bác sĩ để được thay đổi thuốc cho phù hợp hoặc kết hợp ăn uống, tập luyện nhằm đào thải những tác dụng phụ của thuốc. 

2. Trường hợp những cơn đau trung bình ( bậc 2)

Với trường hợp bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau ở nhóm 1 không hiệu quả. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc sau như: codein, tramadol,…phù hợp cho những cơn đau trung bình hoặc đau dữ dội. 

Nhóm thuốc giảm đau này cũng có tác dụng cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn. 

Với Codein thường được kết hợp với paracetamol hoặc aspirin để làm tăng hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, khi sử dụng chúng đem lại rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Chẳng hạn như: táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Đặc biệt đã ghi nhận được có trường hợp bị co thắt phế quản, dị ứng hoặc suy hô hấp. 

Thuốc giảm đau ung thư nhóm 2 này có thể gây nghiện, do vậy người nhà cần chú ý kết hợp với bác sĩ điều chỉnh tần suất sử dụng, tránh lạm dụng vào thuốc. 

3. Trường hợp những cơn đau sâu trong nội tạng (bậc 3)

Morphin, oxycodone, pethidin, methadone, fentanyl… là những loại thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối khá hiệu quả.

Morphin thích hợp cho các trường hợp đau dai dẳng, dữ dội hay khó điều trị. Vì vậy rất thích hợp cho những bệnh nhân bị ung thư nhưng lại là chất gây nghiện cần cảnh giác. Morphine có thể gây ra những bất ổn tâm lý cho bệnh nhân, cản trở quá trình điều trị. 

Tuy nhiên thực tế, morphine thường không gây ảo giác, không gây nghiện và không cần hạn chế sử dụng trên các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. 

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không hợp lý có nguy cơ cao bị lệ thuộc thuốc. Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân hay gặp khi sử dụng thuốc là táo bón, buồn nôn, buồn ngủ, khó tiểu, đổ mồ hôi,…

Fentanyl là thuốc có tác dụng giảm đau gấp 100 lần so với morphin. Đây là loại thuốc giảm đau ung thư giai đoạn cuối có tác dụng nhanh và kéo dài. Do đó, số lần sử dụng thuốc cũng giảm đi. Khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau ung thư này, người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với một số tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, nhức đầu, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn...

Tuy nhiên hiện nay có một số chế phẩm fentanyl giải phóng kéo dài từ dạng bào chế hấp thu qua da và được thay thế cho đường uống khi cơn đau ổn định. Đồng thời gây ra ít tác dụng phụ hơn so với morphin.

Trên đây là một số nhóm thuốc giảm đau ung thư dành cho những người bệnh đang chống chọi với bệnh ung thư giai đoạn cuối. Mặc dù thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh cảm thấy ổn hơn, tinh thần được cải thiện tuy nhiên, để điều trị có kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với một số phương pháp giảm đau khác như vật lý trị liệu, tập thể dục để cải thiện thể chất, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể. Xây dựng chế độ ăn kiêng và bổ sung dưỡng chất hợp lý với sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe. 

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/



logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Lê Cường