3 nhóm thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và cách phòng tránh 'bệnh giết người thầm lặng'

3 nhóm thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và cách phòng tránh 'bệnh giết người thầm lặng'
Hãy cùng chúng tôi khám phá xem những thực phẩm cho người bị hạ đường huyết cần bổ sung là gì nhé.

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.

2. Dấu hiệu hạ đường huyết

Người bị hạ đường huyết thường có những dấu hiệu sau đây:

- Tâm trạng bất ổn, bao gồm nhầm lẫn, lo lắng, căng thẳng,...

- Run rẩy, đổ mồ hôi

- Hay cảm thấy đói bụng

- Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi

- Lượng đường huyết đo được <70 mg/dL

- Tim đập nhanh và da tái

- Trường hợp hạ đường huyết đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh

3 nhóm thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và cách phòng tránh bệnh giết người thầm lặng - Ảnh 1.

Chóng mặt, nhức đầu là dấu hiệu bạn bị hạ đường huyết (Ảnh: Internet)

3. Thực phẩm cho người bị hạ đường huyết

3.1. Thịt nạc

Người bị hạ đường huyết nên bổ sung thịt nạc vào chế độ ăn hàng ngày. Thịt nạc giàu protein giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.

Tăng protein là một phần của chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp cân bằng tổng thể, có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết.

Nguồn protein tối ưu là có ít chất béo bão hòa và không gồm da như thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng/lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo.

3 nhóm thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và cách phòng tránh bệnh giết người thầm lặng - Ảnh 2.

Thịt nạc là một trong các thực phẩm cho người bị hạ đường huyết (Ảnh: Internet)

3.2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt không bị tước bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Ngũ cốc cung cấp một hàm lượng chất xơ dồi dào và các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và các vitamin nhóm B.

Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một phương tiện ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.

3 nhóm thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và cách phòng tránh bệnh giết người thầm lặng - Ảnh 3.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm triệu chứng hạ đường huyết (Ảnh: Internet)

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt đặc trưng bởi chóng mặt và mệt mỏi cũng có thể hưởng lợi từ việc tiêu thụ thường xuyên các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa nương, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp, khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt bạn nên dựa trên bảng liệt kê các thành phần chính trên nhãn dinh dưỡng.

3.3. Nước ép trái cây, trái cây khô hoặc soda

Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể có thể gây ra chóng mặt dữ dội một cách đột ngột. Khi bị hạ đường huyết người bệnh nên sử dụng các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm lượng đường trong máu.

Mặc dù chứng chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng đây là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và ở người đang điều trị bệnh đái tháo đường.

3 nhóm thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và cách phòng tránh bệnh giết người thầm lặng - Ảnh 4.

Khi bị hạ đường huyết bạn nên uống nước ép trái cây để bổ sung lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

Ngoài các thực phẩm cần bổ sung thì việc lên kế hoạch bữa ăn là một phần thiết yếu giúp bạn kiểm soát chứng hạ đường huyết hiệu quả. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn cần ăn đủ lượng carbohydrates trong mỗi bữa ăn; ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, trước khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.

Lượng carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường huyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người cần tiêu thụ khoảng 45-60g carbohydrates cho mỗi bữa ăn.

4. Biện pháp phòng tránh hạ đường huyết

- Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

- Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.

- Kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.

- Đừng phớt lờ những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.


Tác giả: Diệu Anh