Nguyên tắc bổ sung natri đầu tiên đó chính là đúng liều lượng. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người không nên nạp quá 2.300 miligam (mg) natri mỗi ngày. Đối với những đối tượng đặc biệt như đang dùng thuốc lợi niệu, bị các bệnh lý về đường tiêu hóa và thận,... thì có thể nạp nhiều natri hơn. Tuy nhiên, lượng chính xác cần hỏi ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.
Lưu ý quan trọng nguyên tắc bổ sung natri đúng liều lượng là cần tính toán thật chính xác. Bạn cần trừ đi phần natri đã có trong khẩu phần ăn. Vì lý do này, nên bạn phải nắm chắc lượng natri trong thực phẩm. Trên nhãn thực phẩm thường đã ghi rõ lượng natri. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ trừu tượng liên quan đến natri bạn cần lưu ý như:
- Sodium-free - Không chứa natri: Ít hơn 5 miligam natri mỗi khẩu phần và không chứa natri clorua.
- Very low sodium - Natri rất thấp: 35 miligam hoặc ít hơn mỗi khẩu phần
- Reduced (or less) sodium - Hạn chế natri: Ít hơn 25% natri mỗi khẩu phần so với mức natri thông thường.
- Light (for sodium-reduced products) - Dành cho người ăn kiêng: Thực phẩm có lượng calo thấp và ít chất béo, lượng natri giảm ít nhất 50% mỗi khẩu phần.
- Light in sodium - Dành cho người kiêng natri: Natri giảm ít nhất 50 phần trăm mỗi khẩu phần.
Song song với nguyên tắc bổ sung natri đúng liều lượng, chính là nguyên tắc bổ sung natri đúng đối tượng.
Tình trạng thiếu natri rất hiếm khi xảy ra. Đối với những người khỏe mạnh, ăn uống và sinh hoạt bình thường thì cơ thể đã được cung cấp đủ lượng natri từ thực phẩm. Nếu tùy ý bổ sung gây dư thừa natri có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chỉ nên áp dụng nguyên tắc bổ sung natri khi bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây:
- Khi cơ thể có dấu hiệu thiếu natri như thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn, đau đầu, choáng váng, khó tập trung, yếu cơ, chuột rút,....
- Người đổ mồ hôi nhiều như vận động viên chuyên nghiệp, người tập luyện thể thao, người lao động nặng, người làm việc nơi nắng nóng.
- Bị các bệnh về đường tiêu hóa như nôn hoặc tiêu chảy nghiêm trọng làm cơ thể mất nước.
- Bị các bệnh về gan và thận, hội chứng Bartter,...khiến cho natri bị đào thải quá mức.
- Những người ăn kiêng tiêu cực, nhịn ăn kéo dài cũng có nguy cơ bị thiếu natri.
- Người đang sử dụng các loại thuốc làm tăng bài tiết natri như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,....
Nếu tình trạng thiếu natri không nghiêm trọng, bạn có thể tự áp dụng nguyên tắc bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giàu natri như các loại rau xanh (rau bina, cần tây), các loại củ quả (củ cải đường, cà rốt, táo, nam việt quất), trứng, sữa chua, sữa bột, bơ, pho mát.
Thịt gia cầm và hải sản cũng là những thực phẩm giàu natri. Đây là những thực phẩm, tuy không có vị mặn nhưng lại chứa rất nhiều natri. Bổ sung natri qua những thực phẩm này vừa hiệu quả, lại an toàn.
Mọi người không nên bổ sung natri qua các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp bởi tuy chúng chứa rất nhiều muối nhưng lại gây hại cho sức khỏe nói chung.
Đối với những người bị thiếu natri trầm trọng, đã xuất hiện các triệu chứng như nôn ói, chuột rút, co giật, mất ý thức,... thì cần ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Phương pháp điều trị có thể là điều trị triệu chứng, uống bù điện giải, tiêm natri qua tĩnh mạch.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân cần phải bổ sung thêm natri, hãy xin ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ đánh giá tình trạng natri trong cơ thể của bạn, từ đó đưa ra lời khuyên và hướng dẫn áp dụng nguyên tắc bổ sung natri phù hợp với bạn.