3 nguyên nhân suy nhược thần kinh điển hình

3 nguyên nhân suy nhược thần kinh điển hình
Hệ thần kinh có vai trò quan trọng với cơ thể và chắc chắn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi hệ thần kinh bị suy yếu. Vậy đâu là những nguyên nhân suy nhược thần kinh?

1. Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Trong y học, suy nhược thần kinh còn gọi là tâm căn suy nhược. Trước đây được gọi là suy nhược thần kinh hay loại thần kinh suy nhược.

Bệnh suy nhược thần kinh - bệnh tâm căn phổ biến ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chứng bệnh thần kinh suy nhược chiếm từ 3 – 4% và ở các nước phương Tây chiếm tới 5 – 10% số dân. Và chiếm 60% trong số các bệnh tâm căn. 

Bệnh này gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn là ở chân tay, ở thành thị lớn hơn ở nông thôn, nam lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ và tuổi thường gặp là từ 20 - 50 tuổi.

Nó được gọi là căn bệnh của thời đại vì nó rất phổ biến, bởi trong thời gian hiện nay người ta lo toan tính toán nên mất quá nhiều thời gian vào công việc để làm sao kiếm nhiều tiền, rất ít hay không có thời gian để nghỉ ngơi giải trí, mất đi sự thanh nhàn thêm vào đó có quá nhiều sang chấn về tâm lý gây căng thẳng hay stress), đó là yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát sinh, phát triển.

Ảnh 2.

Suy nhược thần kinh còn gọi là tâm căn suy nhược (Ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu suy nhược thần kinh

Dấu hiệu thường gặp nhất của chứng suy nhược thần kinh là mệt mỏi. Có thể nói đây là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có. Với người bình thường do vận động thể lực một cách quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi thể chất. 

Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, ngủ một giấc sẽ lấy lại được sức lực như cũ. Còn mệt mỏi do bị suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực như ban đầu, thậm chí càng ngủ thì càng cảm thấy suy yếu và không có sức. 

Sự mệt mỏi có xu hướng tăng lên sau hoạt động trí óc hoặc do suy yếu cơ thể. Đi kèm với sự mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên và nằm trên giường cứ suy nghĩ lung tung, khó đi vào giấc ngủ. 

Khả năng làm việc giảm sút do tình trạng mệt mỏi, do mất khả năng tập trung. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều, thiếu máu…

Ảnh 3.

Dấu hiệu thường gặp nhất của chứng suy nhược thần kinh là mệt mỏi (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, có một biểu hiện rất thường gặp của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghi ngờ mình có bệnh. Cảm giác này có thể phát sinh từ chính cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của họ. 

Có thể do những cảm giác khó chịu nào đó có trong cơ thể hoặc từ những kiến thức đọc được trong sách báo, trên mạng internet mà lo sợ mình bị bệnh, chẳng hạn như bị đau đầu nghi mình bị u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim... 

Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ… đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng họ vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu.

3. Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

Căn bệnh này xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài, có thể kế đến như sau:

3.1. Stress

Thường là do nhiều sang chấn tích lại, với mức độ thường xuyên khiến cho người bệnh luôn ở trạng thái lo âu, áy náy và có căng thẳng nội tâm. Trạng thái đó không tìm ra được phương hướng giải quyết, tức là người bệnh luôn giữ mình ở trong trạng thái tự kiềm chế, ức chế (lúc đầu còn bù trừ, nhưng về sau do một yếu tố không thuận lợi, bệnh sẽ phát sinh). Suy nhược thần kinh phải có stress tâm lý, nếu không chỉ coi là hội chứng suy nhược.

3.2. Môi trường cơ thể

Đóng vai trò khởi tác phương thức tác động:

- Khởi tác thúc đẩy, đẩy giai đoạn bù trừ đến mất bù trừ.

- Làm suy yếu, yếu tố cơ thể và hoạt động thần kinh cao cấp, tạo điều kiện cho stress tác dụng gây ra bệnh.

Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp, theo các thầy thuốc của Nga từ lúc bắt đầu mắc bệnh đến khi hình thành các thể lâm sàng, quá trình sinh ký não biến đổi qua ba giai đoạn. 

Ảnh 4.

Stress là một trong những nguyên nhân suy nhược thần kinh (ảnh: Internet)

Mỗi giai đoạn lại tương ứng với dấu hiệu lâm sàng nhất định, bệnh lý chủ yếu của bệnh tâm căn suy nhược là rối loạn liên hệ lưới – vỏ não. Do đó các dòng xung đột từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não dồn cả lên đến vỏ não. 

Vì thế vỏ não không chịu đựng nổi dẫn đến phải chịu sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng hậu quả của sự quá căng thẳng của quá trình thần kinh tâm thần trong vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn.

Giai đoạn đầu do tính chất suy yếu quá trình ức chế trong bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện trạng thái kích thích, bùng nổ, khí sắc dao động trong ngày, mất tập trung, khó ngủ. 

Giai đoạn hai suy yếu quá trình hưng phấn, biểu hiện chống mệt mỏi, bối rối, giảm chú ý, đau đầu, dễ cảm xúc. 

Giai đoạn ba ức chế, giới hạn bảo vệ tế bào thần kinh não, tránh những kích thích quá mức, hậu quả là suy yếu cả quá trình ức chế và quá trình hưng phấn, biểu hiện trạng thái ức chế, bàng quan, vô cảm hoặc trầm cảm, có khuynh hướng phát sinh ám ảnh sợ.

Các giai đoạn sinh lý bệnh trên trong quá trình thay đổi gây nên các triệu chứng rất đa dạng và phức tạp.

3.3. Nhân cách

Theo Paplov, nguyên nhân này thường gặp ở loại hình trung gian yếu hay loại mạnh không thăng bằng, tính cách lặn vào trong (introvertre), Biểu hiện thường luôn luôn trật tự, ngăn nắp, ít xã giao, luôn thận trọng, hay tự kiểm tra mình, hay lo xa nghĩ kỹ.

Tác giả: Thanh Hoa