3 nguyên nhân khiến sản phụ sinh non? Đâu là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu?

3 nguyên nhân khiến sản phụ sinh non? Đâu là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu?
Sinh non vô cùng nguy hiểm vì ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ và bé. Do đó, nhận biết chính xác dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu là điều cần thiết.

Sinh non được biết là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần 37 của thai kỳ. Đối với trẻ sinh non, nguy cơ tử vong cao và dễ mắc bệnh hơn các trẻ được sinh đủ tháng. Do đó, việc hiểu rõ cũng như dự phòng điều trị đẻ non, dọa đẻ non là vấn đề mọi mẹ bầu cần biết.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu sinh non

Thực chất, hầu hết các trường hợp sinh non đều không rõ nguyên nhân. Trong số đó, có một số nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng sinh non ở bà bầu như:

1.1. Nguyên nhân từ mẹ bầu

Một vài nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh non như:

- Có tiểu sử sinh non, sảy thai thì nguy cơ tái phát sinh non lên tới 30 đến 50% trong lần sinh tiếp theo.

- Khi mẹ bầu có các dị tật ở tử cung như: hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, cổ tử cung hé mở đều là nguyên nhân gây bất lợi cho quá trình sinh sản của phụ nữ.

- Tuổi tác của người mẹ.

- Người mẹ mắc bệnh lý nền như: tăng huyết áp, đáo tháo đường,...

- Ảnh hưởng, áp lực tâm lý trong thời gian mang thai.

- Khoảng cách thời gian giữa các lần mang bầu quá ngắn khiến cơ thể mẹ bầu chưa kịp hồi phục.

- Mẹ bầu sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá.

- Phụ nữ mang thai làm việc quá sức.

1.2. Thai nhi là nguyên nhân gây sinh non

Một vài trường hợp, thai nhi trở thành nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh non như:

- Song thai hoặc đa thai làm tăng nguy cơ sinh non.

- Đa ối và dư ối.

- Vỡ ối non, xuất hiện khi bé dưới 37 tuần tuổi.

- Thai nhi dị dạng.

1.3. Nguyên nhân do nhau thai

- Bong nhau non xảy ra khi bánh nhau bong khỏi thành tử cung toàn bộ hoặc 1 phần trước khi thai nhi sinh. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm không chỉ cho thai nhi mà cho cả mẹ bầu.

- Nhau tiền đạo, mẹ bị xuất huyết quá nhiều khi gặp biến chứng của nhau tiền đạo. Trường hợp này trẻ sinh non còn có thể bị suy hô hấp.

3 nguyên nhân khiến sản phụ sinh non? Đâu là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu? - Ảnh 2.

Bà bầu sinh non vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Những nguyên nhân sinh non phổ biến nhất

Sinh non có nguy hiểm không?

2. Dấu hiệu dọa sinh non và sinh non diễn ra như thế nào?

2.1. Dấu hiệu dọa sinh non

Dấu hiệu dọa sinh non xảy ra như sau:

- Với triệu chứng cơ năng, mẹ bầu sẽ xuất hiện cơn đau bụng có tính chất từng cơn. Kèm theo đó là tức nặng bụng dưới, đau lưng và xuất hiện dịch âm đạo có màu hồng hoặc nhầy.

- Triệu chứng thực thể khiến mẹ bầu có cơn co tử cung, tần suất của cơn co tử cung khoảng 2 cơn trong thời gian 10 phút và thời gian cơn co cứng kéo dài dưới 30 giây. Ngoài ra, cổ tử cung còn có thể đóng hoặc mở dưới 2 cm.

2.2. Dấu hiệu sinh non

Sinh non có dấu hiệu cụ thể như sau:

- Triệu chứng cơ năng khiến mẹ bầu xuất hiện đau bụng từng cơn và có tính chất đều đặn, tăng dần. Đồng thời, mẹ bầu lúc này cũng xuất hiện dịch âm đạo, có dịch nhầy, có máu và nước ối.

- Triệu chứng thực thể xảy ra khi cơn co tử cung của mẹ bầu có tính chất dày hơn từ 2 đến 3 lần mỗi phút. Ngoài ra là tình trạng cơn co tử cung của mẹ bầu tăng dần theo thời gian, thêm vào đó là cổ tử cung mở trên 2 cm và thành lập đầu ối, vỡ ối.

3. Dấu hiệu sinh non tuần 28, 32, 34 và 37

3.1. Dấu hiệu sinh non tuần 28

Đối với những em bé sinh trước tuần 28 hoặc sinh vào tuần 28 được biết là bé sinh cực non. Lúc này, thai nhi sinh ra có ít khả năng sống sót. Không những thế, nếu bé sinh cực non ở thời điểm 28 tuần nếu sống sót sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, các vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật nghiêm trọng, thậm chí khuyết tật có thể kéo dài cả cuộc đời.

Với những tiến bộ y khoa có tác dụng giúp một số trẻ sinh non sống và vượt qua các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà em bé khi chào đời gặp phải.

Ngay khi được dự kiến bé có thể sinh non, mẹ bầu cần cùng bác sĩ lập ra kế hoạch để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Đồng thời, đây cũng là thời điểm cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích khi đối mặt với các biện pháp điều trị cũng như quyết định và mong muốn của người mẹ đối với thai nhi.

3 nguyên nhân khiến sản phụ sinh non? Đâu là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu? - Ảnh 3.

Trẻ sinh non sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe - Ảnh Internet

Các ca sinh cần ở tuần 28 cần được tiếp nhận và xử lý nhanh chóng, kịp thời bởi nhóm chuyên gia sức khoẻ, các bác sĩ khoa phụ sản, bác sĩ khoa nhi, các chuyên gia nhi khoa. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu sinh non ở tuần 28 mẹ bầu cần nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện được cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ sinh cực non.

3.2. Dấu hiệu sinh non tuần 32 - 34

Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có thể sinh non ở tuần 32 hay 34 là khi:

- Mẹ bầu bị đau thắt lưng hoặc tình trạng đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu chấm dứt. Ngoài ra, có thể mẹ bầu bất ngờ cảm thấy đau bụng dưới, các triệu chứng đau bụng dưới xuất hiện giống đau chu kỳ kinh nguyệt thì mẹ cần đến viện để kiểm tra.

- Bà bầu có thể bị đau tức vùng xương chậu, đây là dấu hiệu cảnh báo sinh non ở bà bầu. Cụ thể, đối với thai nhi có nguy cơ sinh non thường có xu hướng tụt xuống dưới và đè lên vùng xương chậu khiến mẹ bầu có cảm giác nặng nề, đau buốt.

Vì vậy, thời điểm tuần 32 - 34 nếu gặp phải tình trạng này có thể là dấu hiệu sinh non tuần 32 hoặc dấu hiệu sinh non tuần 34 mà mẹ bầu cần chú ý. Ngay khi nhận thấy bất thường, mẹ bầu cần nhanh thăm khám để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý an toàn.

- Khi dịch âm đạo của bà bầu bất thường. Khi mang thai, dịch tiết âm đạo của mẹ bầu đã xuất hiện những thay đổi. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo tiết bất thường như: vùng kín ẩm ướt, có máu, xuất hiện chất nhầy hoặc dịch lỏng thì đều là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo mẹ bầu có thể sinh non.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp dịch âm đạo bất thường xảy ra do mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa. Để an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên tới bệnh viện để thăm khám nhằm xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Bà bầu bị buồn nôn, đau đầu là các triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ trở nên bất thường và thành nguy cơ sinh non đi kèm thêm một số các triệu chứng về đường tiêu hóa khác như tình trạng tiêu chảy xảy ra. Vì vậy, để an toàn mẹ bầu nên thận trong và thăm khám, nhận tư vấn của bác sĩ kịp thời để xử lý tốt tình trạng này.

3.3. Dấu hiệu sinh non tuần 37

Thời điểm thai nhi được 37 tuần tuổi là khoảng thời gian mẹ sinh non không quá lo lắng vì lúc này em bé đã phát triển với đầy đủ các bộ phận. Dù hơi sớm nhưng tuần 37 trẻ sinh ra đã có thể thích ứng được với cuộc sống độc lập bên ngoài bụng mẹ.

Một số dấu hiệu chuyển dạ sinh non sớm ở bà bầu 37 tuần như sau:

- Tình trạng sa bụng xuất hiện, bụng bầu có dấu hiệu sa xuống báo hiệu cho mẹ bầu biết mình sắp chuyển dạ để sẵn sàng sinh con.

3 nguyên nhân khiến sản phụ sinh non? Đâu là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu? - Ảnh 4.

Cơn co thắt xuất hiện một cách rõ ràng hơn là biểu hiện cụ thể cho việc mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn - Ảnh Internet

- Cổ tử cung mở dù là dấu hiệu chỉ phát hiện khi mẹ bầu thực hiện thăm khám nhưng đây là dấu hiệu cho biết mẹ bầu sẵn sàng để đón con chào đời. Mẹ bầu có thể phát hiện tử cung mở với dấu hiệu trước đó, trước khi tử cung mở sẽ có máu báo hồng.

- Cơ thể mệt mỏi, chuột rút cũng là những dấu hiệu cảnh báo sinh non ở tuần 37 của mẹ bầu.

- Cơn co thắt xuất hiện một cách rõ ràng hơn là biểu hiện cụ thể cho việc mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn.

4. Biến chứng nguy hiểm

Sinh non gây ra các lo ngại đối với sức khỏe của mẹ và em bé như: bé nhẹ cân, khó thở, các cơ quan chưa hoàn thiện kém phát triển, thị lực.

Không những thế, trẻ sinh non còn có nguy cơ bị bại não, mất khả năng học tập, gặp phải các vấn đề về hành vi. Thậm chí có thể em bé tử vong.

Trẻ sinh non cũng có nguy cơ cao bị bại não, mất khả năng học tập và các vấn đề về hành vi.

5. Phòng ngừa bằng cách nào?

Sinh non gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, cần phòng ngừa sinh non bằng các biện pháp sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu.

- Tránh các yếu tố có nguy cơ như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.

- Cần cân nhắc thời gian mang thai giữa các lần.

- Thận trọng khi sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản.

- Quản lý tốt các tình trạng bệnh lý của mẹ bầu như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.

Với những thông tin và dấu hiệu sinh non ở trên có thể giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.verywellfamily.com/premature-babies-week-by-week-2748606

2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preterm-labor/symptoms-causes/syc-20376842

3. https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/premature-labour-and-birth/

4. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=for-more-babies-birth-comes-too-soon-1-4090


Tác giả: Nguyễn Hiền