Ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tầm soát sớm

Ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tầm soát sớm
Theo GSTS Cố Tấn, có tới 80% số người mắc ung thư đại tràng đều được phát hiện ở giai đoạn muộn. Thời gian phát bệnh rất dài nhưng họ đã bỏ qua những cơ hội cứu chữa tốt nhất.

Cách ngăn ngừa ung thư đại tràng đầu tiên chính là khám tầm soát sớm

Ung thư là căn bệnh phát hiện sớm thì điều trị sớm, phát hiện muộn thì được xem như đã đánh mất thời gian vàng để điều trị tốt nhất, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay có rất nhiều người khi phát hiện bệnh ung thư đại tràng đều đã ở giai đoạn muộn, chính xác là giai đoạn cuối.

Bài viết này của Giáo sư Tiến sĩ Cố Tấn, Chủ tịch Hội chuyên môn Ung thư Đại tràng, Hiệp hội Phòng chống Ung thư Trung Quốc.

Theo GS.TS. Cố Tấn, hiện nay, trên thống kê lâm sàng cho thấy, có tới gần 80% số bệnh nhân mắc ung thư đại tràng được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Có một điều chắc chắn bạn nên biết, định kỳ kiểm tra, phát hiện sớm là việc vô cùng quan trọng.

Do thời gian bệnh phát triển trong cơ thể kéo dài khá nhiều năm, nếu khám sớm, phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khống chế bệnh rất cao, không để cho bệnh tiến triển thành ung thư giai đoạn muộn, mất cơ hội "vàng" trong điều trị.

Những người từ 45 tuổi trở lên, nếu có các vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa như đi ngoài ra máu, đi ngoài nhiều hơn bình thường thì kiến nghị nên mỗi 3 - 5 năm đi khám sức khỏe đại tràng 1 lần bằng hình thức nội soi để đảm bảo rằng bạn đang an toàn đối với bệnh ung thư đại tràng.

Ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tầm soát sớm - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa).

Dấu hiệu ung thư đại tràng rất dễ gây nhầm lẫn

Đừng bỏ qua các thay đổi bất thường

Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rõ ràng về lâm sàng, đặc biệt là đôi khi nó chỉ giống với dấu hiệu bệnh trĩ hoặc đi ngoài ra máu nên rất dễ bị bỏ qua.

Để phân biệt giữa bệnh trĩđi ngoài ra máu, bạn cần biết rõ sự khác biệt giữa chúng.

Đi ngoài ra máu, thông thường là loại máu tươi, bị lẫn vào trong phân.

Còn bị trĩ, thông thường là đi ngoài xong rồi mới chảy máu, tức là khi phân đã ra ngoài thì máu mới chảy, máu riêng biệt, không bị lẫn vào trong phân.

Hãy ghi nhớ các dấu hiệu cơ bản

Có rất nhiều trường hợp, đặc biệt là người cao tuổi sẽ có hiện tượng đi ngoài nhiều lần hơn, vừa đi ngoài xong lại tiếp tục muốn đi thêm nữa, nhiều người nghĩ rằng đó là hiện tượng táo bón. Nhưng thực tế, cũng có khả năng xuất hiện các dấu hiệu tắc nghẽn ở đại tràng. Sau đó, có nhiều người cao tuổi khi nghi ngờ có sự tắc nghẽn này, đi khám và phát hiện ra ở đó có khối u.

Đây cũng chính là những vấn đề rất dễ bị bỏ qua. Thói quen đại tiện bị thay đổi hoặc bất thường cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư đại tràng ở người cao tuổi. Ngoài ra, nếu bị sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi dài ngày thì hãy nên khẩn trương đi khám, Giáo sư Tấn nhấn mạnh.

Hãy lưu ý các yếu tố nguy cơ cao

Sự xuất hiện sớm nhất của ung thư đại tràng thường xuất phát từ nguyên nhân có polyp đại tràng, sau đó là các khối u tuyến (Adenoma) và cuối cùng phát triển thành ung thư. Khoảng thời gian này tương đối kéo dài, vì vậy phát hiện càng sớm càng có giá trị hay nói đúng hơn là việc khám bệnh sớm rất đáng giá.

Ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tầm soát sớm - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa).

Những người có bệnh polyp đại tràng, bệnh viêm ruột, người có tiền sử gia đình mắc u tuyến thì đều có khả năng tiến triển thêm một bước để phát triển thành ung thư đại tràng. Nếu được phát hiện kịp thời sẽ phòng ngừa được ung thư đại tràng phát sinh.

Một ví dụ điển hình về cách khám tầm soát đại tràng đưa ra kết quả "ấn tượng". Ở Thượng Hải (TQ) đã tiến hành một chương trình khám đại tràng tổng quát, trong số 90 ngàn người dân thành phố này sau khi kiểm tra nội soi thì phát hiện tới hơn 16 ngàn người có polyp đại tràng.

Nếu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ polyp cho số bệnh nhân này, thì nguy cơ phát sinh bệnh ung thư đại tràng sẽ giảm ít nhất hơn 3.000 trường hợp.

*Theo Health/Cancer39

Tác giả: Vân Hồng