Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự thay đổi ở cấp độ phân tử và di truyền trong các tế bào gây ung thư, họ đã phát triển được các loại thuốc mới. Những loại thuốc này (được gọi là liệu pháp nhắm trúng đích) được sử dụng để chữa ung thư xương hoạt động khác với thuốc dùng trong hóa trị và có tác dụng phụ khác nhau.
Liệu pháp nhắm trúng đích đặc biệt quan trọng trong các bệnh như chordomas (u nguyên sống) và các chứng ung thư xương khác. Đối với những trường hợp này, hóa trị không phải là phương pháp hữu ích. Liệu pháp trên đã được chứng minh là một phương thức chữa ung thư xương hiệu quả.
Một số trường hợp, u nguyên sống có khiếm khuyết gen (đột biến) tạo ra protein báo hiệu cho các tế bào ung thư phát triển. Thuốc imatinib (Gleevec®) là một loại liệu pháp nhắm trúng đích có thể ngăn chặn các tín hiệu từ các gen này. Điều này có thể làm cho một số khối u ngừng phát triển, thậm chí làm chúng nhỏ lại, giúp chữa ung thư xương.
Imatinib được sử dụng để điều trị các u nguyên sống đã lan rộng hoặc tái phát sau khi điều trị. Imatinib đã được sử dụng để điều trị u nguyên sống trong nhiều năm, nhưng nó không được FDA chấp thuận để điều trị loại ung thư này, mà chỉ được phê duyệt để điều trị các loại ung thư khác.
Đây là loại thuốc dạng viên, uống sau khi ăn mỗi ngày một lần. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chữa ung thư xương này khá nhẹ, có thể bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi. Một số người dùng thuốc bị ngứa da. Một số tác dụng phụ khác là chất lỏng tích tụ quanh mắt, bàn chân hoặc bụng.
Denosumab (Xgeva® hoặc Prolia®) là một kháng thể đơn dòng (phiên bản nhân tạo của protein hệ thống miễn dịch) dùng để liên kết với một protein gọi là phối tử RANK. Phối tử RANK tác động vào các nguyên bào xương để phá vỡ xương, nhưng khi denosumab liên kết với nó, quá trình đó sẽ bị chặn lại. Ở những bệnh nhân có khối u xương lớn tái phát sau phẫu thuật hoặc không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật, denosumab có thể giúp thu nhỏ khối u trong một thời gian.
Để chữa ung thư xương với khối u lớn, thuốc sẽ được tiêm dưới da (sub-q hoặc SQ). Thông thường, có thể mất đến vài tháng để khối u co lại.
Hầu hết các tác dụng phụ khi dùng thuốc chữa ung thư xương này đều khá nhẹ, bao gồm đau nhức, mệt mỏi và buồn nôn. Một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất đáng lo ngại của denosumab là thoái hóa xương hàm (ONJ). ONJ thường bắt đầu như một vết thương hở ở hàm không lành. Nó có thể dẫn đến mất răng và / hoặc nhiễm trùng xương hàm. Các bác sĩ vẫn chưa biết tại sao tác dụng phụ này lại xảy ra, nhưng ONJ có thể đến từ việc bệnh nhân nhổ răng trong khi dùng thuốc.
Không có cách điều trị tốt nhất nào cho ONJ, ngoài việc ngừng denosumab. Duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách dùng chỉ nha khoa, đánh răng, đảm bảo răng giả vừa vặn và kiểm tra răng miệng thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa điều này. Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân hãy nên kiểm tra răng miệng để phát hiện bất kỳ vấn đề về răng hoặc hàm trước khi họ bắt đầu dùng thuốc chữa ung thư xương.
Interferon không thực sự là một liệu pháp nhắm trúng đích. Chúng là một chủng loại các chất tự nhiên được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của chúng ta. Interferon-alpha là loại có thể được sử dụng để chữa bệnh ung thư xương trong trường hợp các khối u tế bào lớn tái phát sau khi điều trị hoặc di căn.
Thuốc này thường được dùng dưới dạng tiêm hàng ngày dưới da. Nó có thể được tiêm vào cơ bắp hoặc tĩnh mạch.
Interferon dùng để chữa ung thư xương có thể gây ra những tác dụng phụ đáng kể. Một số tác dụng phụ như triệu chứng như đau cơ, đau xương, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn. Ở nhiều bệnh nhân có thể gặp tình trạng bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Interferon cũng có thể làm giảm số lượng tế bào máu.
Những tác dụng phụ sẽ vẫn tiếp tục một khi thuốc vẫn còn được sử dụng, nhưng có thể trở nên dễ dung nạp hơn theo thời gian. Bệnh nhân sẽ cải thiện tình hình sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cảm thấy khó giải quyết với các tác dụng phụ này mỗi ngày và có thể phải ngừng điều trị.
Bài dịch: https://www.cancer.org/cancer/bone-cancer/treating/targeted-therapy.html