Theo Aboluowang, có 3 kiểu tập thể dục sai cách được ví như "thuốc độc" đối với sức khỏe mà bạn cần tránh.
- Chạy bộ quá sức
Chạy bộ là hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, chạy bộ sai cách như chạy bộ quá sức trong thời gian dài được ví như một hình thức "tra tấn" với hệ tim mạch của người tập cũng như hệ xương khớp,... đặc biệt là khi chạy bộ vào thời điểm có sự chênh lệch nhiệt độ lớn hoặc mức độ ô nhiễm không khí cao (chẳng hạn như chạy bộ sáng sớm).
Theo đó, một nghiên cứu theo dõi kéo dài 10 năm trên 2.000 người chạy bộ buổi sáng cho thấy những người chạy hơn 45 phút cường độ cao mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 12%. Điều này chủ yếu liên quan đến việc cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn vào buổi sáng, tập thể dục cường độ cao đột ngột có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp tính.
Đọc thêm:
+ Chạy bộ có làm to bắp chân không?
+ Có nên chạy bộ lúc 5h sáng không?
Chạy bộ quá sức có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm:
+ Chấn thương vận động: Khi chạy quá sức, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi, dễ dẫn đến chấn thương như viêm cơ, gãy xương do quá tải và tổn thương dây chằng.
+ Rối loạn nhịp tim: Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tim mạch, bao gồm rối loạn nhịp tim và thậm chí là đau tim do quá tải tim trong thời gian dài.
+ Suy giảm hệ miễn dịch: Luyện tập quá sức có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm trùng và bệnh tật.
+ Mất nước và cân bằng điện giải: Chạy bộ quá mức trong thời gian dài có thể gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của cơ thể.
+ Suy nhược cơ thể và kiệt sức: Quá trình phục hồi cơ bản giảm đi, dẫn đến mệt mỏi, giảm hiệu suất và suy nhược cơ thể.
Quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và đảm bảo rằng mức độ luyện tập là phù hợp, kết hợp với dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi cần thiết để tránh những tác động tiêu cực này.
- Leo núi quá sức
Tương tự như chạy bộ thì leo núi thường xuyên, quá sức cũng dẫn tới nhiều tác hại với cơ thể, đặc biệt là tim mạch và xương khớp. Leo núi được coi là một bộ môn "quốc dân" trong việc rèn luyện sức mạnh và sức bền nhưng nếu thường xuyên leo núi mà không để cơ thể, đặc biệt là khớp gối và chi dưới có thời gian phục hồi sẽ rất nguy hiểm, trừ khi bạn là một vận động viên leo núi chuyên nghiệp.
Đặc biệt khi xuống núi, áp lực lên đầu gối sẽ lên tới 4 đến 6 lần cân nặng của bạn. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn quá mức, trực tiếp dẫn đến khởi phát sớm của bệnh viêm khớp. Theo đó, với người bình thường, chỉ nên leo núi cường độ cao 2 lần mỗi tháng, xen kẽ với các hoạt động thể chất khác để cơ thể phục hồi hiệu quả.
- Tập tạ quá sức
Tập tạ sai cách có thể khiến cơ ngực căng quá mức và tổn thương không thể phục hồi cho cột sống và dây thần kinh. Đặc biệt đối với nhân viên văn phòng ngồi lâu, bản thân đĩa đệm thắt lưng vốn đã tương đối mỏng manh, việc chịu trọng lượng quá mức sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Hơn nữa, việc tập luyện lặp đi lặp lại cùng một bộ phận cơ thể có thể dẫn đến chấn thương do lặp đi lặp lại quá mức như viêm gân, tổn thương dây chằng,...
Chưa kể đến việc thiếu nghỉ ngơi giữa các buổi tập làm tăng rủi ro đau nhức cơ bắp do mô cơ không có thời gian phục hồi.
Theo tờ NYTimes thì việc tập luyện được coi là không an toàn khi bạn bị ốm và có các triệu chứng từ cổ trở xuống như khó thở, đau bụng, đau dạ dày, trào ngược, đau cơ, mệt mỏi và nôn mửa,... đặc biệt nếu có kèm theo sốt trên 38 độ thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn. Trong một số ít trường hợp, tập thể dục cường độ cao khi bạn bị ốm hoặc thậm chí ngay khi bạn hồi phục có thể dẫn tới các triệu chứng mới hoặc kéo dài hơn như kiệt sức, đau nhức không rõ nguyên nhân.
Theo Healthline, một báo cáo năm 2017 trên Tạp chí Sinh lý học ứng dụng cho thấy tập thể dục với cường độ cao khi bị ốm có thể tạm thời làm suy giảm hệ miễn dịch - ảnh hưởng tới việc chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng của cơ thể.
Ngoài ra, các triệu chứng sức khỏe cho thấy bạn nên nghỉ ngơi thay vì tập thể dục bao gồm: Ho lâu ngày không hỏi, bùng phát cơn hen suyễn,...
Là một thói quen tập thể dục sai cách rất phổ biến, tập thể dục mà không khởi động trước là tăng nguy cơ chấn thương cùng nhiều rủi ro sức khỏe khác, cụ thể:
- Tăng nguy cơ chấn thương: Khởi động giúp cơ thể dần dần làm nóng và tăng tính linh hoạt, giảm nguy cơ rách cơ hoặc tổn thương dây chằng.
- Giảm hiệu suất tập luyện: Khởi động giúp tăng lưu lượng máu đến cơ bắp, cải thiện hiệu suất và sức mạnh khi tập thể dục.
- Căng cơ và đau nhức: Bắt đầu tập luyện mà không khởi động có thể dẫn đến cảm giác căng cơ đau nhức sau khi tập thể dục.
- Rối loạn nhịp tim: Cơ thể có thể phản ứng mạnh mẽ khi bắt đầu hoạt động đột ngột, gây áp lực lên tim và rối loạn nhịp tim.
Để tránh những tác hại này, nên bắt đầu mỗi buổi tập với việc khởi động nhẹ nhàng, kéo dài từ 5 - 10 phút. Các bài tập khởi động có thể là nâng cao gối, xoay đầu cổ, chạy bộ tại chỗ, xoay hông, chạy gót chạm mông, ép dọc hoặc ép ngang,...
Tương tự thì việc không giãn cơ sau khi tập về lâu dài khiến quá trình lưu thông máu tới cơ bắp kém, cơ bắp căng thẳng và khó hồi phục hơn, đau nhức hơn từ đó cũng dẫn tới các hệ lụy với sức khỏe, giảm hiệu suất tập.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng mọi người không nên tập thể dục vì tác dụng của tập thể dục đối với sức khỏe là rất lớn. Các tác dụng của tập thể dục đúng cách đối với sức khỏe có thể kể đến như:
Điều quan trọng là tập thể dục trong phạm vi kiểm soát, tập thể dục đủ và tránh tập thể dục sai cách dẫn tới các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Trước khi bắt đầu một bộ môn thể thao nào đó như chạy bộ cường độ cao, leo núi,... nếu có thể hãy đánh giá sức khỏe trước với bác sĩ để nhận được lời khuyên về bài tập, cường độ tập, tần suất tập thể dục phù hợp với thể trạng của bạn. Tránh xảy ra các biến cố tim mạch như đột tử khi tập thể dục, chấn thương xương khớp, tai nạn do tập thể dục sai cách.
Nếu trong quá trình tập luyện xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, đau tức ngực, choáng váng, đau đớn các khớp hay nôn mửa thậm chí ngất xỉu thì nên dừng hoạt động lại và nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp của bác sĩ.
Nguồn dịch tham khảo: Sohu, Abuluowang, Healthline