3 hiểu lầm cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khiến bạn điều trị sai cách

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
3 hiểu lầm cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khiến bạn điều trị sai cách
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, nó gây ra những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người mắc bệnh. Để chữa trị bệnh hiệu quả, cần hiểu rõ được bản chất của bệnh. Tuy nhiên có khá nhiều hiểu lầm thoát vị đĩa đệm mà người bệnh thường mắc phải.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Hàng năm, số người mới mắc đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chiếm từ 5 - 10% dân số. Là căn bệnh dễ mắc nhưng lại khó điều trị, thoát vị đĩa đệm ngày càng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh.

Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống, có tác dụng như lò xo giảm chấn, giảm áp lực lên cột sống. Theo thời gian, các đốt sống và đĩa đệm dần bị mất nước, trở nên giòn và dễ vỡ. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong các thành phần cấu tạo của đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí và chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh.

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp là do người bệnh bị thoái hóa, chấn thương hoặc có bệnh lý về cột sống. Bên cạnh đó, người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, ngồi sai tư thế lâu ngày hoặc mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường khởi phát sau một thời gian dài đau lưng âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột sau khi cúi người sai tư thế để làm việc nặng.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều những thông tin liên quan đến bệnh này, tuy nhiên người bệnh vẫn có những hiểu lầm căn bản về bệnh. Dưới đây là 3 hiểu lầm thoát vị đĩa đệm người bệnh cần lưu ý.

1. Xuất hiện vấn đề ở một đĩa đệm không đủ để gây đau

Điều này có thể trái với những hiểu biết hiện nay, một đĩa đệm bị tổn thương hoặc gặp vấn đề không đủ để bệnh nhân cảm nhận được cơn đau hoặc có bất kì biểu hiện đau nào. Trên thực tế, tỉ lệ dân số trên 40 tuổi thường có vấn đề về đĩa đệm được chứng tỏ trên hình ảnh MRI tương đối cao. Điều này tương tự với nhiều loại rối loạn khác không có biểu hiện bệnh nào, ví dụ như bệnh tim.

Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng về vấn đề đĩa đệm trên hình ảnh MRI không tương đồng với mức độ đau và các biểu hiện mà bệnh nhân trải qua. Ví dụ, một người với một đĩa đệm bị thoát vị nặng có thể không có hoặc có rất ít biểu hiện. Trong khi đó, một người khác với một đĩa đệm bị thoát vị nhẹ lại phải chịu đựng sự đau đớn lan tỏa xuống dưới chân.

Sự phân biệt này rất quan trọng vì nếu vấn đề về đĩa đệm biểu hiện trên những xét nghiệm hình ảnh nhưng không cho biết nguyên nhân gây đau sẽ không có giá trị để xác định phương pháp điều trị.

Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật đề điều trị thoát vị hoặc thoái hóa đĩa đệm nhưng sau đó, cảm giác đau vẫn không được cải thiện. Đây là một trong số những hiểu lầm thoát vị đĩa đệm mà người bệnh thường hay mắc phải.

2. Xét nghiệm thường không xác định được nguyên nhân gây đau

Đây là một trong những hiểu lầm thoát vị đĩa đệm người bệnh trải qua khi phải thực hiện nhiều cuộc xét nghiệm khác nhau. Trong cuộc trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân, cùng với bệnh án và những biểu hiện của bệnh nhân, kết quả chẩn đoán lâm sàng thường đưa ra được lí do gây đau cho bệnh nhân.

Một cuộc xét nghiệm như MRI, X-quang hoặc CT có thể được sử dụng để xác nhận chẩn đoán trước đó và thu thập thêm nhiều thông tin quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị. Loại xét nghiệm này thường đặc biệt hữu ích trong trường hợp xem xét phẫu thuật. Tuy nhiên, các xét nghiệm này ít khi được dùng như là công cụ cơ bản cho chẩn đoán bệnh.

3. Hiểu lầm thoát vị đĩa đệm - phẫu thuật sẽ loại bỏ cơn đau nhanh chóng

Khi quyết định phương pháp điều trị bệnh đĩa đệm, điều quan trọng là nên xem xét bản chất của giải pháp phẫu thuật hơn là ngay lập tức loại bỏ hoặc ngay từ đầu cho rằng đây là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Đây cũng là một trong những hiểu lầm thoát vị đĩa đệm cần lưu ý.

Phẫu thuật để giảm đau do thoát vị đĩa đệm thường là một cuộc vi phẫu thuật, với tỉ lệ thành công cao và giảm đau nhanh chóng, thời gian phục hồi tương đối nhanh. Mặt khác, cuộc phẫu thuật ghép xương sống để giải quyết căn bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng có kết quả ít đáng tin hơn và thời gian phục hồi lâu hơn.

Hơn nữa, các loại phẫu thuật luôn đòi hỏi nhiều điều cần xem xét. Ví dụ, cuộc phẫu thuật ghép xương sống ở nhiều đốt sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn và có thể gây ra áp lực cho các nơi khác không được ghép.

Cung cấp nhiều điều cần xem xét, bệnh nhân sẽ hiểu rõ hơn về các lựa chọn phẫu thuật trước khi có quyết định cuối cùng. Nhưng trên hết, điều quan trọng là bệnh nhân được thông báo về tình hình của họ để đảm bảo rằng họ được chẩn đoán bệnh chính xác và được thông tin đầy đủ về các phương pháp điều trị phù hợp, cũng như những lợi ích và hạn chế của từng phương pháp đó.


Tác giả: Thanh Hoa