Theo nghiên cứu, nấm lim xanh có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vòm họng rất tốt. Ngoài nấm lim xanh, bệnh nhân có thể sử dụng nấm linh chi để tăng cường hiệu quả điều trị.
Đông y Trung Quốc nhận định, hai loại nấm này là hai loại dược liệu quý có tác dụng tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Mặt khác, chúng cũng được sử dụng cho các loại bệnh mãn tính, có tính chất nghiêm trọng, giúp tăng cường khí huyết, bổ khí.
Hỗ trợ chữa ung thư vòm họng bằng nấm lim xanh có tác dụng làm giảm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giúp kéo dài sự sống và tiêu diệt khối u. Để sử dụng nấm lim xanh và nấm linh chi chữa bệnh, các thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên chế biến thành món ăn hoặc sắc nước để uống.
Tuy nhiên đây chỉ là bài thuốc mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà nên tham khảo ý kiến và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Các bài thuốc đông y chữa bệnh thường phải kiên trì trong một thời gian dài thì mới mang đến hiệu quả cao nhất.
Hỗ trợ chữa ung thư vòm họng bằng cây lược vàng là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Theo các nhà khoa học hợp chất có trong cây lược vàng có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư vòm họng. Hợp chất này được xác định là rất lành tính kể cả khi bôi trực tiếp lên da.
Dùng cây lược vàng để ức chế sự phát triển khối u vòm họng, đặc biệt hợp chất quan trọng nhất trong cây lược vàng có tác dụng điều trị ung thư vòm họng đó là hợp chất flavonoid giúp tăng độ bền thành mạch, chữa dị ứng và viêm nhiễm.
Khi chế biến cây lược vàng, người bệnh chú ý một số nguyên tắc sau đây:
- Rửa sạch lá cây lược vàng, nhai sống với nó với muối trắng, nuốt nước và bỏ bã.
- Người bệnh cũng có thể hấp một vài lá lược vàng tươi với cơm để ăn hàng ngày
- Thân và cây là lược vàng cũng có thể phơi ra, sử dụng pha nước uống mỗi ngày thay nước chè hoặc nước vối.
Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là cỏ "mực" vì khi vò nát nó có nước chảy ra như màu mực đen.
Trong Đông y, cỏ mực có tính hàn, vị ngọt chua, không độc. Cây cỏ mực có tác dụng làm mát máu, thanh huyết, can nhiệt, làm đen tóc. Một số thành phần hóa học trong cây cỏ mục như tinh dầu, tannin, chất đắng (có tài liệu nói là nicotin).
Trong hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng, cây cỏ mực có thể phối hợp với những vị khác để chữa bệnh, chỉ cần dùng một vị cỏ mực tươi 50g vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.