Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là các biến chứng như barrett thực quản, viêm họng, khó thở và thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, các biến chứng này hoàn toàn có thể phòng tránh được một cách chủ động. Cùng tìm hiểu thêm về cách phòng tránh biến chứng trào ngược dạ dày thực quản trong bài viết sau đây.
Ngăn ngừa biến chứng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Để phòng tránh biến chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau:
- Kiểm soát các triệu chứng bằng cách giảm lượng acid dịch vị trào ngược. Đồng thời, kiểm soát tốt tình trạng này cũng giúp giảm các cơn khó chịu, nóng rát do trào ngược.
- Chú trọng việc tái tạo và phục hồi các phần niêm mạc thực quản bị tổn thương.
- Kiểm soát và làm giảm tần suất tái phát trào ngược dạ dày thực quản. Để làm được điều này, bệnh nhân cần tìm hiểu và kiểm soát các căn nguyên gây bệnh. Thông thường, trào ngược dạ dày thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan. Chẳng hạn như stress kéo dài, ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không điều độ, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày,…
Khi đã bị biến chứng, bệnh nhân cần phải được can thiệp bởi các biện pháp y khoa phức tạp. Do đó, ngay từ các dấu hiện đầu tiên, người bệnh cần chú ý để điều trị kịp thời.
Đặc biệt là các triệu chứng ban đầu như ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt, tức ngực, đắng miệng… Để ngăn ngừa các triệu chứng này tiến triển thành biến chứng, người bệnh có thể:
HCl có thể gây kích thích, tổn thương niêm mạc của thực quản. Tuy nhiên, nó lại giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách tạo ra môi trường để men pepsin hoạt động. Khi lượng HCl không đủ, dạ dày sẽ bị ứ trệ do thức ăn không thể tiêu hóa. Và đây cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, gây ra trào ngược.
Vì vậy, người bệnh cần có giải pháp để cân bằng lượng HCl tại niêm mạc. Khi lượng HCl cân bằng, bệnh nhân cũng sẽ giảm được các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Stress kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng và biến chứng. Bởi khi stress, cơ thể sẽ huy động các cortisol nhằm điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Đồng thời, nó cũng sẽ loại bỏ các mầm mống của phản ứng tự miễn và viêm nhiễm.
Tuy nhiên, cortisol lại là tác nhân ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố giúp bảo vệ dạ dày. Không những thế, chúng còn làm tăng lượng HCl và pepsin, khiến cơn trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, giữ tinh thần thoải mái và ngăn stress sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ tái phát trào ngược.
Vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể thư giãn, khí huyết lưu thông và tăng sức đề kháng. Trong khi đó, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp điều hòa lượng acid tiết ra và bảo vệ niêm mạc. Đồng thời, một số loại thực phẩm còn có tác dụng đẩy nhanh sự hồi phục của các vết loét. Do đó, bệnh nhân nên ăn uống theo một chế độ phù hợp và ăn đúng bữa. Ngoài ra, để tránh tăng tiết acid, bệnh nhân cũng không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no.
Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản là điều không một bệnh nhân nào mong muốn. Dù vậy, điều này vẫn xảy ra phổ biến do sự chủ quan trong điều trị của bệnh nhân. Để tránh biến chứng bạn nên chủ động hơn trong phòng tránh biến chứng trào ngược dạ dày thực quản.