3 bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
3 bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh
Có rất nhiều phương pháp làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Trong đó, các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh cũng mang đến tác dụng vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh Tây y, Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc hữu hiệu để điều trị cảm lạnh. Điều trị cảm lạnh bằng đông y cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, không tùy ý áp dụng.

1. Bệnh cảm lạnh theo quan niệm của Đông y

Theo Đông y, khí dương trong cơ thể bị chi phối bởi 2 kinh mạch là túc thái dương bàng quang và thủ thái dương tiểu trường. Khí dương thường ở trên bề mặt da vào ban ngày và ở bên trong tạng phủ vào ban đêm. Các kinh mạch này được xem là lá chắn quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Do đó, khi lá chắn này suy yếu, khí lạnh sẽ dễ dàng xâm nhập, gây ra cảm lạnh. Nói cách khác, cảm lạnh là tình trạng khí lạnh xâm nhập vào cơ thể khi khí dương suy yếu.

Khí dương trong cơ thể thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:

Người bệnh làm việc quá sức và thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài: Đây là điều kiện tốt để khí dương suy yếu hay thậm chí là phân tán.

Người bệnh sử dụng quá nhiều đồ ăn và thức uống lạnh: Khi sử dụng đồ lạnh, khí lạnh sẽ tấn công cơ thể ngay từ bên trong. Do đó, khi kết hợp với luồng khí lạnh từ bên ngoài, cơ thể sẽ rất khó để chống đỡ.  

Người bệnh lo âu, buồn bực: Sự tiêu cực của tâm lý cũng là yếu tố dẫn đến bệnh cảm lạnh. Bởi lo nghĩ nhiều chính là nguyên nhân khiến người bệnh ăn không ngon, dẫn đến suy giảm khí dương.   

Khí dương lùi sâu vào cơ thể: Vào ban đêm, khí dương sẽ có xu hướng lùi sâu vào cơ thể. Đặc biệt là khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng. Do đó, đây là thời điểm cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến bệnh cảm lạnh.

2. Các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả

- Bài thuốc Đông y từ các vị thuốc tổng hợp

Đây là bài thuốc trị cảm lạnh đã được lưu truyền từ rất lâu và vô cùng hiệu quả. Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

- Bạch truật: 16g.

- Bán hạ: 12g.

- Nhân sâm: 4g (có thể thay thế nhân sâm bằng 12g Đẳng sâm).

- Bán hạ: 12g.

- Cam thảo: 4g.

- Táo tàu: 5 quả.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể cho tất các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước. Để phát huy tốt hiệu quả, thuốc nên được sử dụng khi còn nóng và lúc bụng đói. Với liều lượng 3 lần/ ngày, căn bệnh cảm lạnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

- Hỗ trợ điều trị cảm lạnh từ lá cúc tần tươi

Lá cúc tần có tính ấm, vị cay và thơm, là nguyên liệu để điều chế bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả. Công dụng chính của lá cúc tầm là giảm đau, hạ sốt, giải nhiệt và giải độc. Nguyên liệu này đặc biệt phù hợp với tình trạng sốt không ra mồ hôi và đau nhức cơ thể. 

Lá non và cành non là các phần cần lựa chọn khi chuẩn bị nguyên liệu. Sau khi rửa sạch, các phần này sẽ được mang đun sôi để chắt lấy nước uống. Nước lá cúc tần đặc biệt hiệu quả khi còn nóng, bởi nó giúp người bệnh vã mồ hôi nhanh. Do đó, bệnh cảm lạnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau từ 2 đến 3 ngày thực hiện.

- Bài thuốc từ lá dâu, hoa cúc và cam thảo

Lá dâu, hoa cúc, cam thảo là những vị thuốc có thể dễ dàng tìm thấy ở nhà thuốc bắc. Chúng có công dụng trừ phong tán nhiệt, mát phổ và cắt cơn ho. Do đó, bài thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh cảm lạnh do thời tiết. Ngoài ra, bài thuốc còn làm giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, đau họng, ho có đàm, sốt, đau đầu… Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và sắc lấy nước uống. Phần nước được chắt ra có thể dùng để thay cho nước chè xanh.


Tác giả: Thùy Dung