Ngoài là nguyên nhân gây ra các bệnh như béo phì, rối loạn nội tiết,.. thì tác hại của nước ngọt còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Mới đây, một thanh niên chỉ mới 22 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm và được chẩn đoán có khối u thượng thận 30cm.
Bụng phình to, phát hiện u thượng thận 30cm dù mới 22 tuổi
Bệnh nhân N.T.S - 22 tuổi trú tại Hải Dương được các bác sĩ chẩn đoán u thượng thận trái có kích thước lên tới 30 cm. Anh này chia sẻ do gần đây gặp các vấn đề khoang bụng, bụng phình lên, gây chướng khó chịu. Tuy nhiên anh chỉ nghĩ đây là hiện tượng đầy bụng do uống nước ngọt.
Sau đó 3 tuần, qua một đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ ở công ty, bệnh nhân đã được siêu âm và phát hiện khối u bất thường. Ngay sau đó anh N.T.S đã tới bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để thăm khám kỹ hơn.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn chuyên khoa, bên cạnh các bước khám lâm sàng, chụp CT, siêu âm và quyết định phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận trái.
ThS.BS Bùi Thanh Phúc ( Khoa Phẫu thuật Cấp cứu tiêu hóa) là người trực tiếp phẫu thuật có chia sẻ rằng: Bệnh nhân có khối u to chèn ép và xâm lấn vào các cơ quan nội tạng như tụy, lách, động mạch chủ bụng. Nếu không giải quyết sớm sẽ đối mặt với nguy cơ như chảy máu trong, tổn thương nội tạng, tăng huyết áp…
Trước đó, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt và có xu hướng lạm dụng vào loại đồ uống này. Mặc dù chưa xác định nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên việc uống nước ngọt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra u thượng thận ở bệnh nhân.
Theo TS Trương Hồng Sơn – Giám đốc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nước ngọt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, những ảnh hưởng này thường diễn biến âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy.
Còn đối với bệnh nhân N.T.S, với thói quen uống nước ngọt thường xuyên đã vô tình trở thành gánh nặng cực lớn cho thận. Bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ bài tiết hết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến các bệnh sỏi thận. Đồng thời, nước ngọt còn gia tăng nồng độ axit uric trong máu gây bệnh gout, bệnh cao huyết áp và tiểu đường… hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Tiến sĩ Sơn cho biết, phần lớn nước ngọt có gas thường chứa nhiều đường và lượng axit tương đối cao. Trung bình một lon nước ngọt có chứa khoảng 39g đường (tương đương 9.75 thìa cà phê đường). Uống nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường khác bạn có thể tham khảo thêm.
Khi chúng ta hấp thụ nhiều đường dưới dạng nước uống có ga sẽ dẫn đến mỡ nội tạng bám vây quanh hệ thống tiêu hóa như gan, thận, ruột, dạ dày. Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu gan nhiễm mỡ gia tăng, có thể chuyển thành xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị kịp thời. Điều này tương tự với thận nhiễm mỡ hay dạ dày …
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn uống không khoa học cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư. Xem ngay TẠI ĐÂY.
Theo một nghiên cứu của Đại học Texas - Mỹ cho thấy trong mười năm, những người tham gia uống nước ngọt tăng 70% vòng eo ( vòng 2) so với những người không uống nước ngọt. Còn nếu uống 2 lon mỗi ngày liên tục làm tăng vòng eo lên 500%.
Chất làm ngọt nhân tạo có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể. Điều đó có nghĩa là những người uống nước ngọt thường xuyên có khả năng càng ăn nhiều hơn. Nguyên nhân là cơ thể của họ nghĩ rằng họ đang ăn đường, dẫn đến thèm ăn nhiều hơn.
Tiến sĩ Sơn cũng cảnh báo, tất cả các loại nước ngọt đều chứa axit photphoric, một hoạt chất tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản vi khuẩn và nấm mốc. Khi cơ thể dung nạp nhiều chất này, đồng nghĩa với việc dư thừa lượng axit photphoric, gây nhiễu loạn hấp thụ canxi dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh thận, giảm mật độ xương, loãng xương và mất cơ.
Nghiên cứu về tác hại của nước ngọt đã được chứng minh trên tạp chi FASEBJ trên cá thể chuột được tiêm axit photphoric có tỷ lệ tử vong gấp 5 lần những cá thể chuột bình thường.
Tiến sĩ Sơn cho biết, nước ngọt có ga chứa một lượng cafein nhất định, người bình thường chỉ nên uống một lượng vừa phải để tỉnh táo và có thêm năng lượng, không nên uống quá nhiều và uống trong thời gian dài. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt vì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ khi trẻ lớn lên.
Cách giảm cơn 'nghiện' nước ngọt
- Tiết giảm từ từ: Hãy tiết giảm dần những đồ uống có ga hoặc nước ngọt nếu bạn nhận thấy mình đang uống quá nhiều, đầu tiên hãy giảm xuống còn 1 cốc 1 ngày, Sau hai tuần, giảm xuống còn 3 cốc/ tuần. Tránh sự thay đổi đột ngột, cơ thể sẽ rất khó thích nghi và gây ra nhiều phản ứng không mong muốn.
- Uống trà không đường: Trà không đường là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn để buổi sáng của bạn luôn tỉnh táo và giàu năng lượng. Nếu khó uống, hãy pha thêm 1 chút nước chanh, bạc hà hoặc đường.
- Uống nước lọc ngay khi vừa nghĩ tới nước ngọt: Bất cứ khi nào thèm nước ngọt hay nước có ga, bạn uống ngay một cốc nước lớn. Nhiều trường hợp, thèm nước ngọt diễn ra khi cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ hoặc khát, vì vậy đừng để cơ thể đánh lừa bạn.